This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT

THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT


Giới thiệu

Nào nào nào, hãy xem ai đang ở đây. Xin chào, người bạn thú vị! Chúng tôi không thể giấu nổi sự hào hứng khi được chia sẻ hành trình thú vị này với bạn. Niềm phấn khích này đến từ việc chúng tôi biết rằng, dù bạn có nhận ra hay không, bạn vừa cam kết giữ bỏ quá khứ tầm thường để vươn tới một cuộc sống phi thường xứng đáng với bạn. Bạn đang cầm trên tay một cuốn sách giúp bạn bỏ qua những tầm thường để bước vào một thế giới màu nhiệm.

Chúng tôi đã chia hành trình này thành năm bước rõ ràng như sau:

1. Bạn luôn có sự lựa chọn

2. Có trách nhiệm tuyệt đối

3. Hành động ngay

4. Là chính mình

5. Tận hưởng niềm vui

Năm bước này nghe có vẻ đơn giản, nhưng cực kỳ phi thường. Chỉ cần nắm vững dù chỉ một trong số đó, chúng tôi gần như đảm bảo trải nghiệm cuộc sống của bạn sẽ biến đổi ngoạn mục. Còn nếu thực hành đủ cả năm bước này luôn thì sao nhỉ? Sự kết hợp này có thể tạo nên một ảnh hưởng tích cực to lớn tới toàn bộ thế giới của bạn và thay đổi bạn mãi mãi.

Chúng tôi hiểu rằng câu trả lời cho tất cả những vấn đề của bạn chỉ có một: CHÍNH BẠN. Ngay bây giờ. Chúng ta thường nói rằng chúng ta muốn sống khác đi; khao khát nhiều thứ hơn và mong mỏi được trở nên tốt đẹp hơn. Chắc chắn là bạn hoàn toàn xứng đáng với tất cả những điều ấy. Nhưng chỉ có một người hùng duy nhất mới ban tặng cho bạn những điều đó, là CHÍNH BẠN. Bạn là tác giả duy nhất của cuộc đời mình, và thay vì tìm kiếm hạnh phúc ở một con người mới, công việc mới, thành phố mới, ngôi nhà mới, hay bộ quần áo mới, chúng tôi đã tìm ra một công thức hạnh phúc đến từ bên trong. (Và tất cả những gì đến từ bên ngoài sẽ trở thành thứ gia vị ngọt ngào!) Điều tốt đẹp ở đây là bạn đã có tất cả những gì mình cần để tạo ra điều tuyệt vời ấy bên trong bạn ngay lúc này. Dù bạn đang làm công việc gì, đang trong một mối quan hệ tình cảm hay không, có nhiều tiền hay ít tiền, bạn vẫn có thể bắt đầu ngay từ vị trí hiện tại và tạo ra phép màu với năm bước này.

Chúng ta đang sống trong thời đại mới khi mà con người phải đối mặt với vô vàn thách thức mà chưa một thế hệ nào từng phải trải qua trước đây. Công nghệ làm thay đổi mọi thứ, nhưng một vài thứ vẫn còn nguyên giá trị: Ý chí sống hết mình và vươn lên để trở thành người hùng của chính mình. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người trong chúng ta đang lang thang trôi dạt như những xác sống ngày ngày dán mắt vào máy vi tính, thờ ơ với những những gì đang thực sự xảy ra bên trong và xung quanh mình. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ thực sự nên hiểu theo nghĩa đen là BÂY GIỜ hoặc không bao giờ. Chúng ta chỉ có thể chọn hoặc tỏa sáng huy hoàng hoặc buồn le lói suốt trăm năm.

Hầu hết mọi người đều bị đánh lừa bởi ảo tưởng rằng một ngày nào đó trong tương lai mình sẽ có được cuộc sống mơ ước. Nhưng cuộc đời của bạn không nằm trên mảnh đất một ngày nào đó ấy. Nó ở ngay đây, đang chờ bạn đến nắm lấy. Chúng tôi viết cuốn sách này cho những ai nghiêm túc và sẵn sàng đáp lại lời kêu gọi. Chúng tôi viết cho những ai đang mệt mỏi với cuộc sống nhàm chán và sẵn sàng đổi mới về mọi mặt... thật quyết liệt.

Xin giới thiệu một chút về chúng tôi. Chúng tôi đã đi vòng quanh thế giới để hướng dẫn trong các buổi huấn luyện, hội thảo, viết và làm những đoạn phim ấn tượng, lạ lùng bởi vì chúng tôi rất rất yêu thích những trải nghiệm và cảm thấy có nhiệm vụ giúp đỡ càng nhiều người càng tốt bằng những phương pháp hỗ trợ cuộc sống hiện tại của họ. Chúng tôi nhấn mạnh là NGAY BÂY GIỜ. Bởi vì, thời đại mà chúng ta đang sống ngày càng có nhiều người trầm uất và bất lực cam chịu hơn bao giờ hết.

Chúng tôi được trời phú cho khả năng độc đáo là biến nhữmg điều phức tạp thành đơn giản và rõ ràng để giúp những người có khao khát thay đổi bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận thấy rằng nỗi sợ hãi và tự ti đã ngăn cản rất nhiều người nhận ra rằng thật ra họ đang trọn vẹn rồi.

Cuốn sách này không để tâng bốc bản ngã và dối gạt bạn rằng những điều bạn còn thiếu sót cũng chẳng vấn đề gì. Nó cũng không bảo rằng chỉ cần vài lời công nhận tích cực thì bạn sẽ có được cuộc sống hằng mơ ước. Không, đây chỉ là một cuốn sách giúp bạn biết mình thực sự là ai, sống có trách nhiệm và chỉ cho bạn cách sống trọn vẹn cũng như thay đổi hoàn toàn cách nhìn của bạn về phát triển bản thân Một tuyên bố hùng hồn phải không? Đúng vậy. Nhưng chúng tôi đảm bảo điều ấy, vì chúng tôi đã có kinh nghiệm làm việc với hàng ngàn người trên toàn thế giới để chứng minh với bạn điều này.

Sau khi đọc xong cuốn sách này, liệu mỗi ngày trong cuộc sống của bạn có thể trở nên tuyệt vời không? Ồ không, cuộc sống này vô thường, như nó vốn thế. Có cái đẹp và cả sự xấu xí, điều thô thiển ở giữa những lời hay ý tốt, cuộc sống này chứa đựng TẤT CẢ. Sự thật là, không ai có thể đưa ra câu trả lời hữu hạn cho những điều vô hạn của cuộc sống tự nhiên. Chúng ta không biết TẠI SAO có những điều tất nhiên phải xảy ra, và cũng không thể giải thích hay phán xét chúng. Tuy nhiên, điều mà chúng ta có thể làm là hiên ngang đối mặt với sự bất định trong cuộc sống này, khi bạn nắm vững những công cụ giúp bạn định hình và kiến tạo đời sống của chính mình.

Bây giờ bạn cũng đã hiểu một chút về lý do chúng tôi viết cuốn sách này rồi, vậy hãy bắt đầu đi từng bước trong cuộc hành trình này nhé.

Bước đầu tiên, hãy tự nhủ rằng bạn luôn có sự lựa chọn. Phần này chúng tôi sẽ nói về sự nhận thức, và cùng với nhận thức đó, bạn sẽ tìm được chiếc chìa khoá để đến với người hùng bên trong mình. Chúng tôi sẽ phác họa một vài đặc điểm chính, giúp bạn nhìn nhận rõ ràng về con người bạn và cách bạn đối diện với cuộc sống. Hãy bắt đầu từ bây giờ, làm phong phú thêm nhận thức của bản thân và rồi bạn có thể kiến tạo mọi thứ.

Ở bước thứ hai, chúng tôi sẽ đi sâu vào khái niệm có trách nhiệm tuyệt đối nghĩa là gì. Chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá về loại tư tưởng coi mình là nạn nhân và cơ hội mà bạn có thể tạo ra, cho phép hoặc duy trì những sự kiện xảy ra với bạn. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng thêm về tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ đối với thành công trong cuộc sống.

Bước thứ ba sẽ tập trung vào hành động. Bước này nhắc nhở bạn rằng, nếu bạn muốn sống một cuộc đời vui vẻ và phong phú, bạn phải có can đảm làm những việc lớn lao. Trong chương này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách xử lý những tình huống căng thẳng, áp lực cao, và cách để biến đau thương thành sức mạnh.

Nhiều người nắm giữ một vai trò nào đó lâu đến mức bị chính vai trò đó điều khiển lại. Ở bước thứ tư, Là chính mình, chúng tôi sẽ phân tích kỹ về tầm quan trọng của sự thẳng thắn và lối sống chân thật, lý giải tại sao có những mục tiêu lại vô nghĩa, và làm thế nào để đối phó với những lời so sánh xấu xí.

Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, chúng tôi sẽ giải thích về cách sống trọn vẹn nhất trong bước năm: Tận hưởng niềm vui. Trong chương này, chúng tôi sẽ mạn phép chia sẻ lý do tại sao niềm vui lại quan trọng đối với một đời sống đầy mê say và ấn tượng. Chúng tôi khuyến khích bạn phá vỡ thói quen cũ, hào hứng trải nghiệm những điều mới mẻ và thực sự hoà hợp với con người thật của chính mình.

Ở phần cuối mỗi chương, chúng tôi sẽ cung cấp một tóm tắt nhỏ dễ thương về nội dung bạn vừa đọc và đánh dấu những điểm quan trọng (Bạn không cần khách sáo nhé!). Chúng tôi còn kết thúc mỗi chương bằng ba câu hỏi thú vị mà bạn có thể tự vấn bản thân. Chúng tôi tin rằng cuộc sống mê say và ấn tượng được khởi đầu bằng việc đặt ra những câu hỏi hùng hồn!

CHINH PHỤC NHỮNG ĐIỀU BẤT KHẢ - YOU ARE A MOGUL

CHINH PHỤC NHỮNG ĐIỀU BẤT KHẢ - YOU ARE A MOGUL

Đọc “Chinh phục những điều bắt khả" và tìm thấy "tri kỷ"

Đó là cảm giác bao trùm của tôi khi đọc cuốn sách này.

Đúng, tất nhiên Tiffany Phạm là một phụ nữ gốc Việt danh nổi tiếng, xinh đep, tài giỏi và quyến rũ nằm trong sách “30 Under 30" của Forbes (Iĩnh vực truyền thông); danh sách "30 phụ nữ dưới 30 tuổi đang thay đổi thế giới" do tạp chỉ Elle bình chọn; từng được mời phát biểu tại Liên Hợp Quốc, Microsoft, Bloomberg, AOL, Prudential, trường Kinh doanh Harvard, Panama, Dubai... Nhưng hơn thế, tôi cảm thấy cô ấy rất gần gũi với mình, thật sự là một tri kỷ "hiếm có khó tìm" mà tôi đã rất hạnh phúc khi tìm thấy.

Nghe có vẻ "thấy người sang bắt quàng làm họ" nhỉ? Nhưng tôi vẫn cứ muốn được nhận vơ" như vậy đấy. Bởi người làm khởi nghiệp (start-up) thường cảm thấy "cô đơn", nên thật sự cần vô cùng, mong mỏi vô cùng tìm thấy người có thể hiểu mình, đồng cảm, chia sẻ cũng như cảm thông với mình. Chúng tôi – những phụ nữ trẻ khởi nghiệp - thật sự luôn rất đơn độc trên hành trình kiến tạo, xây dựng những điều mới mẻ chưa từng có và theo đuổi con đường chẳng có gì đảm bảo sẽ thành công, Nhiều ánh mắt hoài nghi, nhiều lời gièm pha đón thổi, gia đình cũng không tin tưởng và ngay cả bản thân cũng đôi lúc lung lay, thậm chí "sợ hãi" trước những khó khăn, thử thách phải đối mặt trên con đường này.

Nhưng mà như "tri kỷ" Tiffany đã an ủi tôi (và những phụ nữ như tôi) ngay đầu cuốn sách này: Hãy học cách tập trung vào hiện tại và không để sự nghi ngờ bản thân cản bước mình".

Phải rồi, cảm ơn "tri kỷ", tôi thấm thía và tâm đắc lắm!

Sự nghi ngờ bản thân vốn là điều hầu hết phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ châu Á thường mang trong mình.

Chị gái tôi từng tâm sự: "Dù chị có thành công hay được công nhận đến đâu, chị nhận ra mình chưa bao giờ thoát khỏi mặc cảm về những điều bố hay nói lúc bé: Con gái không có giá trị; Con gái chẳng thể làm nên trò trống gì; Phụ nữ học nhiều để làm gì, vì cố đến đâu thì cũng không thể thành công như đàn ông được".

Những phụ nữ châu Á dù trực tiếp hay gián tiếp nghe thấy những lời như thế từ nhỏ, trong vô thức sẽ luôn có một nổi ám ảnh tự ti lẩn khuất, chỉ vì thành kiến giới đã ăn quá sâu qua nhiều thế hệ.

Dù chúng ta có tự tin và kiêu hãnh, có năng động và tài giỏi, có nỗ lực và thành công đến đâu, chúng ta cũng rất dễ bị nghi ngờ.

Phải, Tiffany khuyên chúng ta đừng để tâm và đừng bị chi phối bởi những tư tưởng tiêu cực đó. Bản thân Tiffany Phạm cũng từng và luôn có những tự ti, mặc cảm, nghi ngại về mọi thứ xung quanh và về chinh bản thân. Nhưng điều giúp cô ấy thành công chính là cách có ấy đã đối mặt và không để nỗi sợ hai cần bước mình, không ngừng nó lực để theo đuổi đam me và ước mơ của mình.

Tất nhiên, không phải ai cũng may mắn như Tiffany khi tìm ra đam mê và lý tưởng sống từ năm 14 tuổi, không phải ai cũng được trải qua tuổi thơ ở kinh đô Paris hoa lệ và lớn lên ở đất nước Hoa Kỳ phát triển và hùng mạnh nhất thế giới, nhưng tôi tìn cô ấy không phải chỉ đang nói với chúng ta theo kiểu "người thành công nói gì mà chả đúng Tôi mong các bạn hãy tin tưởng và mở lòng để nghiền ngẫm, cảm nhận những điều tuyệt vời mà cô ấy đã chia sẻ cho chúng ta trong cuốn sách này: "Không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để mơ lớn dù bạn 14 hay 40 tuổi. Khi bạn có niềm đam mê soi sáng có những tấm gương để noi theo, sẽ không còn bất cứ giới hạn nào cho những việc bạn có thể làm".

Tôi khởi nghiệp thất bại lần đầu năm 25 tuổi. Kéo cày trả nợ vài năm xong lại lao vào khởi nghiệp lần hai trong sự phản đối kịch liệt của gia đình và sự lo ngại của mọi người xung quanh. Đến giờ, tôi vẫn đang chật vật trong cuộc chiến “sinh tồn" cho công ty khởi nghiệp nhỏ bé non nớt của mình, vẫn không ngừng stress vì vô vàn áp lực.

Rõ ràng, tôi vẫn luôn có những lựa chọn tốt hơn về công việc. Tôi có thể duy trì vị trí và mức lương tốt ở những công ty, tập đoàn lớn, khiến gia đình tự hào và bản chân đó vất vả hơn rất nhiều.

Nhưng tôi lại đang lựa chọn con đường đầy chông gai này, luôn phải gồng lên nỗ lực và cũng chưa biết rằng liệu nó sẽ thành công hay... "về số 0". Nhưng tôi không hối hận về sự lựa chọn đó.

Và khi đọc xong cuốn sách này, tôi lại càng tin tưởng và tự hào về sự lựa chọn "tưởng như ngớ ngẩn" ấy của mình. Tôi vẫn đã, đang và luôn đồng tình với những điều mà Tiffany nói về đam mê và ước mơ, về việc không bao giờ là quá muộn để theo đuổi những gì mà mình thật sự yêu thích, những điều mình cho rằng có ý nghĩa, rằng nó sẽ mang lại giá trị tích cực cho bản thân mình, cho xã hội, thậm chí vĩ mô hơn là cho thế giới này.

Tôi luôn dùng hai chữ "Đam mê" và “Niềm tin" để trả lời cho những câu hỏi "Tại sao" thường xuyên bủa vây quanh mình và để vượt qua rất nhiều khoảnh khắc bản thân thấy mệt mỏi hay yếu lòng tự hỏi: “Tại sao mình lại chọn con đường như thế này?".

Những người phu nữ của tôi ạ, chúng ta chỉ sống có một lần thôi.

Và để "sống" chứ không chỉ để "tồn tại", hãy là một Mogul "chính hiệu"!

Một Mogul như cách mà một phụ nữ thành công như Tiffany đang kêu gọi chúng ta, như cách mà một phụ nữ từng thất bại, vẫn đang vô cùng vất vả mà chưa biết đến bao giờ mới thành công – như tôi - luôn tin rằng mình làm đúng!

À còn Mogul là gì, hãy cùng đọc Chinh phục những điều bất khả để cảm nhận và chia sẻ với nhau nhé!

Thân yêu,

- VŨ NGUYỆT ÁNH

Founder & CEO

Thương hiệu dịch vụ hen hò Rudicaf



Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

LÀM NGƯỜI THÚ VỊ

LÀM NGƯỜI THÚ VỊ

Link tham khảo giá và mua sách tại đây

LỜI NÓI ĐẦU

Mặt đẹp mà đâu óc tẻ nhạt thì tẻ nhạt, tẻ nhạt, cực kỳ tẻ nhạt.

Thân hình đẹp mà đầu óc tẻ nhạt thì tẻ nhạt, tẻ nhạt, cực kỳ tẻ nhạt.

Người cân đối và khỏe mạnh mà đầu óc tẻ nhạt thì tẻ nhạt, té nhạt, cực kỷ tẻ nhạt.

Một đầu óc khôn ngoan cũng có thể tẻ nhạt, tẻ nhạt, cực kỳ tẻ nhạt.

Tôi biết nhiều người đẹp song lai vô cùng tẻ nhạt. Nhưmg tôi biết chắc trên đời không thiếu những người vừa đẹp vừa thú vị.

Người ta thường đầu tư không biết bao nhiêu thời gian, gặp biết bao rắc rối, bỏ biết bao quan tâm, lo lắng và tiền của để giữ gìn sắc đẹp hoặc tân trang nhan sắc. Nhưng họ đã dành bao nhiêu thời gian để trở thành con người thú vị hơn?

Có những người ngày nào cũng tập thể dục và đi bỏ hàng giờ liền cốt có được thân hình cân đối, khỏe mạnh. Họ theo dõi sát sao chế độ ăn uống và cẩn thận lựa chọn những thứ nạp vào cơ thể. Họ tống vào người nào là vitamin và thực phẩm chức năng. Và thường thì, kết quả tất nhiên là tốt rồi. Nhưng họ dành bao nhiêu thời gian để phát triển một tư duy thú vị?

Các loại tạp chí và ấn phẩm khác đã làm rất tốt công việc nâng cao các tiêu chuẩn về sức khỏe và sức hấp dẫn. Ngày nay, con người có vẻ ngoài hấp dẫn hơn bao giờ hết. Một số người trong chúng ta cũng khỏe mạnh hơn so với người thời trước. Nhưng tất cả điều này đều không nghĩa lý gì nếu vẻ đẹp và sức khỏe ấy không di kèm với một tâm trí thú vị. Vậy, chúng ta đã dành bao nhiêu thời gian để phát triển một tâm trí thú vị?

Nếu quả thật bạn là người đẹp (và tôi dùng từ “đẹp" theo nghĩa rộng nhất của từ này), vậy thì bạn đang nợ chính mình việc trở thành một con người thú vị. Nếu không, toàn bộ vẻ đẹp ấy đã bị phí phạm.

Nếu bạn không đẹp, thì tốt hơn là bạn nên nỗ lực hết sức mình để trở thành một con người thú vị.

Tất cả những điều này có vẻ rõ ràng và xác đáng, nhưng thật ra lập luận này của tôi có hai kẽ hở.

Nếu bản thân bạn là một người tẻ nhạt, liệu bạn có biết được người khác cùng tẻ nhạt? Đây là một câu hỏi không dễ gì trả lời. Giả sử một người tẻ nhạt không nhận ra sự tẻ nhạt ở người khác, khi đó nếu bạn hài lòng sống giữa những người tẻ nhạt, vậy thì chuyện bạn có thú vị hay không không còn là vấn đề quan trọng. Bạn không nhận ra họ tẻ nhạt như thế nào và họ cũng chẳng nhận ra bạn tẻ nhạt ra sao.

Tuy nhiên, tôi ngỡ rằng ngay cả những nguời tẻ nhạt cũng thấy người tẻ nhạt tẻ nhạt như thế nào. Va họ chác chắn nhận ra khi có một người thú vị xuất hiện. Vì vậy, trở thành người thú vị không phải là một việc phí phạm thời gian, ngay cả trong trường hợp hầu hết bạn bè bạn đều bằng lòng sóng tẻ nhạt.

Nếu phát triển được khả năng trở thành người thú vị, liệu có khi nào bạn thậm chí còn thấy người xung quanh mình nhạt nhẻo hơn cả trước đó không? Nếu bạn hình thành được gu thưởng thức loại rượu vang ngon nhất của Pháp, lẽ nào bạn lại không thể nhận thấy những loại vang khác dở hơn? Tôi nghĩ so sánh kiểu này là không hợp lý, vì khi trở nên thú vị hơn, bạn sẽ có khả năng khiến người khác cũng trở nên thú vị hơn. Đó không phải là việc dễ dàng, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được.

Kẽ hở thứ hai trong lập luận của tôi là như sau. Tôi đã nói rằng thân hình đẹp mà đáu óc tẻ nhạt thì cũng rất tẻ nhạt. Nhưng nhiều người lại có những bức tượng tuyệt mỹ mà họ say sưa ngắm nghía dù những bức tượng ấy chẳng có lấy một bộ óc, chứ đừng nói đến một bộ óc tẻ nhạt. Đúng là vậy, và nếu bạn vui vẻ khi bị người khác đối xử như một bức tượng, một đồ vật, hay một chiến lợi phẩm, thì khi đó việc trở thành con người thú vị hay không cũng không quan trọng nữa. Tuy vậy, đừng quên rằng người ta không mong cho một bức tượng thú vị nhưng họ mong đợi những con người thú vị.

Mẫu người thú vị

Một lần nọ, tôi đi uống nước với Buzz Aldrin và nguời vợ yêu kiều của anh - chi Lois, tại khách sạn Four Seasons ở Los Angeles. Mỗi lần nhìn Buzz, đầu tôi lại bị đóng khung ngay với ý nghĩ: “Người đàn ông này thật sự đã đặt chân lên mặt trăng."

Đó là kiểu sức hút mạnh mẽ và vừng chắc đến nỗi nó đánh bật mọi thứ khác, nhưng ngoài chiến tích đáng nể đó ra thì Buzz thật sư là một người rất thú vị.

Tôi từng quen biết Peter Habler - anh chàng người Áo này là người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest mà không cần dùng đến bình ô-xy. Một lần nữa, đây là kiểu thu hút rất mạnh mẽ.

Clare Francis là một phụ nữ có vóc người nhỏ nhắn và quyến rũ từng một mình dong buồm đi vòng quanh thế giới. Bà cũng là tác giả của những cuốn tiểu thuyết ly kỳ được rất nhiều đọc giả đón nhận.

Tất cả những người này đều rất khiêm nhường, họ không hề khoe khoang vẻ thành tích của mình. Ấy vậy mà chính kiểu sức hút mạnh mẽ đó đã khiến họ trở thành những người thú vị.

Và còn biết bao người có cuộc sống thú vị hoặc làm những việc thú vị khác nữa. Một phụ nữ sống hàng tháng trời với một bộ lạc sâu trong rừng tràm Amazon sẽ là một người thú vị. Một nữ tu từ bỏ tu viện sau mười năm giữ vai trò Mẹ bé trên sẽ là một người thú vị. Những người thú vị khác có thể là một đặc vụ FBI, một tay mafia hoặc một điệp viên sống ở Moscow.

Một số người có thể đang làm những công việc lạ thường chẳng hạn như huấn luyện bò chét làm xiếc hay nếm rượu. Cũng có người được nhiều người biết đến vì có tám bà vợ liên tiếp hoặc cùng lúc có tám bà vợ.

Và còn nhữngn nhân vật nổi tiếng trên phim ảnh và truyền hình nữa. Thậm chí có cả những người nổi tiếng nhờ được cộng hưởng từ một người nổi tiếng, ví dụ một cô gái quen biết một người đàn ông mà ông này từng khiêu vũ với công nương Diana.

Thật khó tách sự hiếu kỳ ra khỏi cảm giác “thich thú". Nếu bạn có hứng thú với một người thì khi đó bất cứ việc gì người đó làm cũng trở nên thú vị. Bởi vậy, những người hâm mộ có lẽ cùng cảm thấy thích thú với cả màu sắc của chiếc “quần ngủ" mà Tom Cruise mặc.

Tôi muốn nói rõ thêm một lần nữa rằng cuốn sách này không viết về các mẫu người thú vị. Nếu bạn muốn trở thành người thú vị bằng cách đi bộ băng qua sa mạc Sahara cùng hai chú lạc đà thì tùy bạn. Tôi chẳng có gì để nói thêm. Nếu ban muốn trở nên thú vị bằng cách yêu một kẻ giết người hàng loạt, thì cũng tùy bạn thôi. Những công việc thú vị, những kỳ tích thú vị, và những trải nghiệm thú vị, tất cả đều có thể khiến một người trở nên thú vị hơn. Nhưng ta cũng có thể trở thành người thú vị khi làm một công việc bình thường và sống ở một khu ngoại ô bình thường. Và đó chính là nội dung của cuốn sách này.

Các nhóm sở thích đặc biệt

Những người mê đua ngựa có thể thảo luận đủ điều về hình dáng của một con ngựa. Các chuyên gia về hội họa Ý thế kỷ 15 có thể thảo luận hăng say về quá trình phát triển bảng màu của họa sĩ. Chuyên gia phân tích chứng khoán có thể say sưa nói về cú sụp mới đây của cổ phiếu ngành công nghệ cao. Còn đó đủ kiểu người "buôn chuyện" tài ba có thể thảo luận về quan hệ phức tạp của mọi người tại một bữa tiệc: ai đang cặp với ai, và ai cố tình không đi cùng ai.

Những thành viên trong nhóm sở thích đặc biệt biết cách tham gia cuộc chơi khéo léo luôn thu hút sự chú ý lẫn nhau. Đây cũng không phải là nội dung của cuốn sách này. Nếu bạn muốn trở thành chuyên gia về rượu sảm banh hoặc kiến trúc hậu hiện đại, tôi chắc chắn điều đó có thé khiến bạn thành người thú vị hơn. Tôi thật sự ủng hộ ban phát triển những sở thích đặc biệt như thế, nhưng đó không phảt là nội dung của cuốn sách này.

Các thành viên của những nhóm sở thích đặc biệt thường thu hút được sự chú ý của những thành viên khác trong nhóm. Đôi khi một người thuộc nhóm sở thích đặc biệt có thể thu hút sự quan tâm của những người không nằm trong nhóm đặc biệt đó. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của thành viên này trong việc biến chủ đề đặc biệt trở nên thú vị đối với những người không có nhiều kiến thức về chủ đề đó. Một số người có tài này, nhưng nhiều người khác lại không. Kiểu “thú vị" mà tôi đề cập trong cuốn sách này sẽ không phụ thuộc vào việc có, cần có hay có khả năng truyền tải kiến thức về một lĩnh vực chuyên biệt.

Những người rất đỗi bình thường

Tôi hoàn toàn nhận thức được rằng tất cả những hình mẫu "thú vị" tôi vừa kể trên đúng là công cụ hữu hiệu để trở thành người thú vị. Thách thức đặt ra là làm thế nào một người bình thường sống một cuộc đời bình thường có thể trở thành người thú vị. Nếu không có chiều cao ấn tượng, bạn khó có thể tỏa sáng trong môn bóng rổ. Nếu không có phản ứng nhanh nhạy, bạn cũng không dễ tỏa sáng trong môn quần vợt. Nhưng bất kỳ ai cũng có thể trở nên thú vị hơn nếu biết chú ý đến một số điều trong cuốn sách này. Tất cả tùy thuộc vào bạn.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

CHẬM LẠI MỘT CHÚT

CHẬM LẠI MỘT CHÚT

Link tham khảo giá và mua sách tại đây

LỜI KÊU GỌI NGHỈ NGƠI

Nghỉ ngơi không đủ

Bạn hãy nghỉ đến một chiếc võng với những đường kẻ sọc đầy màu sắc. Chiếc võng đung đưa nhẹ nhàng trong làn gió nhiệt đới hiu hiu. Bầu không khí ấm áp ngọt ngào. Xa xa bên dưới ban công phòng khách sạn nơi bạn đang nằm, mặt biển xanh như ngọc sáng lấp lánh dưới ánh nắng.

Đối với phần lớn mọi người, đây là cảnh tượng thường thấy trong một kỳ nghỉ, khi chúng ta chẳng cần bận tâm đến công việc hay bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, chưa chắc những gì bạn thấy đã thoải mái như bạn tưởng tượng. Nằm trên chiếc võng cũng không hẳn dễ chịu lắm đâu. Bạn phải rất cẩn thận nằm xuống võng làm sao cho đúng giữa để không bị ngã lộn nhào sang phía bên kia. Bạn phải trườn lên hoặc xuống để tìm được một tư thế nằm thoải mái nhất. Có khi bạn còn phải dậy kiếm một cái gối kê đầu - rồi phải chỉnh lại cái vòng từ đầu. Đến cuối cùng, bạn cũng sẽ tìm được một điểm cân bằng hoàn hảo. Sự yên bình tràn ngập cơ thể bạn. Bạn đã có thể thư giãn được rồi.

Nhưng có thật thế không?

Thậm chí cả khi bạn đã thoải mái nằm trên võng, duy trì được cảm giác nghỉ ngơi cũng có thể là một điều rất khó.

Trong tư tưởng của chúng ta luôn tồn tại mộct mâu thuẩn rất lớn xoay quanh việc nghỉ ngơi. Chúng ta khao khát được nghỉ ngơi, nhưng sau đó sẽ lại cảm thấy lo lắng bồn chồn vì cho rằng bản thân đang trở nên lười biếng. Liệu có phải chúng ta đang không sống hết mình hay không?

Tò mò là một trong số những phẩm chất khiến loài người trở nên khác biệt so với những loài động vật khác. Khi chúng ta đã cố gắng như tất cả mọi thứ cần thiết để duy trì cuộc sống, chúng ta vẫn muốn biết trên quả đồi này, vượt đại dương kia, hay nơi hành tinh xa xôi nào đó, có điều gì đang diễn ra. Chúng ta cảm thấy bị thôi thúc cần phải thám hiểm, khám phá nhiều hơn, tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Tính tò mò vừa là chìa khóa cho sự sinh tổn và phát triển của loài người, nó lại vừa khiến chúng ta không thể nghỉ ngơi. Chúng ta luôn có cảm giác thôi thúc cần phải làm một cái gì đó. Và đối với phần lớn chúng ta, “một cái gì đó" lại được hiểu theo nghĩa rất hẹp: sự bận rộn. Mà không phải chỉ là thỉnh thoảng đâu, phải là luôn luôn bận rộn cơ!

Nhà triết học Socrates đã từng cảnh báo về sự cằn cỏi của một xã hội bận rộn. Nếu lúc nào chúng ta cũng bận bịu, cuộc sống sẽ mất đi sự nhịp nhàng thiết yếu. Ranh giới tương phản giữa làm và không làm ngày càng mỏng manh. Sự dao động giữa hai thái cực này là hoàn toàn tự nhiên và lành mạanh. Giống như khi nằm trên chiếc võng, bạn sẽ cần phải đu đưa liên tục giữa hai vùng hoạt động và nghỉ ngơi, và không hề có một sự thiên vị cụ thể cho vùng nào cả.

Chúng ta cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn và chất lượng hơn. Điều đó không những giúp chúng ta tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn mà còn đem đến lợi ích của nhiều mặt khác trong cuộc sống. Nghỉ ngơi có lợi cho sức khỏe của bạn, đồng thời gia tăng cả năng suất làm việc nữa. Chỉ cần tìm kiếm nhanh trên mạng, bạn sẽ thấy rằng, đây là thời đại mà việc tự chăm sóc bản thân trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Tôi luôn cho rằng, cách tốt nhất để tự chăm sóc bản thân chính là nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, hầu hết chúng ta đều chưa dành thời gian đủ cho việc nghỉ ngơi. Đó cũng chính là kết quả đáng chú ý nhất từ một khảo sát lớn đã định hình cấu trúc cho cuốn sách này. Khảo sát có tên “Bài kiểm tra về việc nghỉ ngơi", với sự tham gia của 18.000 người, đến từ 135 quốc gia. Tôi sẽ nói cụ thể hơn về bài kiểm tra này ở phân dưới, nhưng như tôi đã đề cập, phát hiện quan trọng nhất đó là rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy rằng mình nghỉ ngơi chưa đủ. Hai phần ba số người tham gia khảo sát đồng ý với nhận định đó, và bày tỏ họ muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn. Trung bình, phụ nữ nghỉ ngơi ít hơn đàn ông mười phút mỗi ngày, và người có nhiệm vụ chăm sóc gia đình cũng ít có thời gian nghỉ ngơi hơn. Tuy nhiên, chính những người trẻ tuổi, dù là đàn ông hay phụ nữ, làm việc theo ca hay toàn thời gian, mới là những người cảm thấy được nghỉ ngơi ít nhất.

Kết quả này là hoàn toàn dễ hiểu và trùng khớp với cảm nhận chung vì giới trẻ hiện nay đang phải chịu quá nhiều áp lực của cuộc sống. Vào tháng Một năm 2019, một bài viết của BuzzFeod với tiêu đề "Millennials đã trở thành một thế hệ kiệt sức như thế nào", đã nhận được rất nhiều phản hồi và lượt chia sẻ của độc giả. Tác giả bài viết, nhà báo Anne Helen Petersen, mở đầu bằng cách mô tả một tình huống quen thuộc mỗi ngày, khi việc có quá nhiều đầu mục trong danh sách những thứ cần phải làm đã khiến cho cô ấy lo lắng đến độ cảm thấy tê liệt, và kết quả là không thể hoàn thành bất cứ công việc nào dù là đơn giản nhất. Những thế hệ lớn tuổi hơn thường không thể hình dung được trạng thái lo âu này, và nhạo báng millennials là những kẻ ủy mị hay nhay cảm thái quá. Nhưng tôi cho rằng Petersen và thế hệ của cô ấy có những lý lẻ của riêng mình. Tôi thậm chí còn có thể hoàn toàn hiểu cho việc cô ấy đặt tên mở email chưa mở chất chồng của mình là “hòm thư nhục nhã", bởi hiện tại tôi cũng đang có đến 50.449 email trong hộp thư. Vấn đề ở đây còn rộng hơn thế rất nhiều.

Không thể phủ nhận việc trải qua tuổi hai mươi ở thời đại này là một điều cực kỳ khó khăn, với những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm giành lấy một chỗ trong giảng đường đại học hay một công việc tốt, đó còn chưa kể đến một viễn cảnh khốc liệt trần trụi khác, là dù bạn đang ở đâu đi chăng nữa, giá nhà đất tăng cao có thể khiến bạn mãi mãi phải sống cuộc sống bấp bệnh của một kẻ thuê trọ. Thêm vào đó, mộng tưởng rằng thế hệ ngày nay sẽ trở nên giàu có hơn thế hệ trước là điều không tưởng, thậm chí người trẻ còn không thể trông cậy vào phúc lợi từ bảo hiểm xã hội và hưu trí giống như bố mẹ. mình đang có hiện giờ. Tất nhiên, không phải là thế hệ X hay thế hệ Baby Boomer không có những áp lực của riêng mình. Thế hệ millennial cởi mở hơn khi thú nhận về những khó khăn mình gặp phải, tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận gần như tất cả chúng ta đều cảm thấy căng thẳng tột độ trước một núi công việc “nhiều như niêu cơm của Thạch Sanh". Cách làm việc hiện đại, lối sống hiện đại và công nghệ hiện đại là những tác nhân phối kết hợp với nhau để biến việc sống trong thế kỷ hai mươi mốt trở thành một chuổi các áp lực nối dài. Nhờ có những chiếc điện thoại thông minh, chúng ta không ngừng cảm thấy bị đòi hỏi, bởi dù ta có đang nghỉ ngơi đi chăng nữa, khoảng nghỉ ngắn ngủi đó cũng có thể bị cắt ngang bởi một cuộc gọi đến vào bất kỳ lúc nào.

Chúng ta muốn được nghỉ nhiều hơn, có thể nghỉ nhiều hơn, và thậm chí còn đang nghỉ ngơi nhiều hơn mình nghĩ – nhưng chắc chắn chúng ta không cảm nhận được sự nghỉ ngơi một cách đầy đủ.

Bản thân tôi cũng không thực sự là một người biết cách nghỉ ngơi, ít nhất là cho đến khi tôi bắt đầu nghiên cứu về chủ đề này. Khi kể với bạn bè rằng sau khi viết những cuốn sách về cảm xúc, cảm nhận thời gian và tâm lý tiền bạc, tôi đang bắt đầu viết một cuốn sách về việc nghỉ ngơi, phản ứng đầu tiên của họ thường là: "Cậu làm việc hệt như một cái máy ấy. Cậu có bao giờ nghỉ ngơi đâu"

Nếu có ai đó hỏi tôi dạo này thế nào, tôi thường sẽ trả lời, "Mình ổn, hơi bận rộn một chút. À không, thật ra là quá bận rộn." Đó chính xác là cuộc sống thường nhật của tôi, cũng đồng thời là một lời khẳng định về vị thế. Nếu bạn nói rằng bạn bận rộn, điều đó có nghĩa bạn là một người đáng ngưỡng mộ. Một người được săn đón. Như cách mà nhà nghiên cứu về sử dụng thời gian Jonathan Gershuny miêu tả, thì sự bận rộn đã trở thành “một tấm huy chương danh dự". Nếu như ở thế kỷ mười chín, thú tiêu khiển là thước đo về địa vị xã hội, thì ở thế kỷ hai mươi mốt, địa vị xã hội của một người được khẳng định bởi công việc của người đó. Sự bận rộn sẽ phản ánh tầm quan trọng mỗi người, nhưng cũng khiến chúng ta mệt nhoài.

Tuy vậy, không phải là lúc nào tôi cũng làm việc, kể cả những lúc trông như thể là tôi đang làm việc. Khi nghiên cứu và viết cuốn sách này, thường là tôi gần như chẳng nghiên cứu và viết cái gì hết. Tôi dễ dàng và thường xuyên bị xao lãng bởi Facebook hay Twitter. Tôi liên tục xuống bếp pha trà. Tôi đặt bàn làm việc trên lầu để có thể vừa làm việc vừa ngắm phố phường. Tôi cực kỳ hào hứng khi nhìn thấy những người hàng xóm cũng làm công việc tự do như tôi đang tán gẫu dưới phố. Thông thường, tôi sẽ không thể cưỡng lại được mong muốn được nhập hội với họ; tôi không muốn bị bỏ lỡ bất cứ tin tức thú vị nào hết.

Nhưng những mối xao lãng đó có khiến tôi nghỉ ngơi được chút nào không thì lại là một vấn đề khác. Rõ ràng đó chỉ là sự dịch chuyển của một công việc từ nơi này sang nơi khác. Chẳng có một khoảng nghỉ nào cả. Tôi khao khát có được một ngày khi công việc được giải quyết hết và được nghỉ ngơi đúng nghĩa. Xong việc. Hết lo lắng. Vấn đề là tôi cứ hết lần này đến lần khác thất bại trong việc đạt được đến trạng thái tuyệt vời đó, điều đó khiến tôi cảm thấy bất an và bồn chồn ngay cả khi tôi đang không làm bất kỳ một cái gì cả.

Sự thiếu nghỉ ngơi này, dù là trong cảm nhận hay trong thực tế, đều để lại nhiều hậu quả theo những cách khác nhau. Ngày nay, tại Anh, có đến một nửa triệu người mắc các chứng rối loạn lo âu do áp lực công việc. Tại Mỹ, 13% các chấn thương tại nơi làm việc bắt nguồn từ sự mệt mỏi. Có đến hơn một phần tư số người từng ngủ gật tại chỗ làm, và đến 16% ngủ gật khi đang lái xe. Với những người phải gánh thêm trách nhiệm chăm sóc gia đình, làm việc nhà và vận hành cuộc sống hiện đại, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi gần như ba phần tư trong số chúng ta cảm thấy quá áp lực, đến độ không thể chịu đựng được hoặc không thể xử lý được, theo kết quả kháo sát ghi lại trong khoảng một năm vừa qua.

Sư mệt mỏi có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến khả năng nhận thức của chúng ta. Vẫn là một công việc rất đơn giản xử lý khi tỉnh táo nhưng lại khó khăn hơn nhiều lúc bạn kiệt sức. Sự mệt mỏi có thể khiến chúng ta trở nên đãng trí, vô cảm, thiếu tập trung, nhận thức sai lầm và đưa ra các nhận định không đúng đắn. Và chắc chắn đó không phải là tình trạng mà một người phi công hay một bác sĩ nên duy trì.

Việc thiếu nghỉ ngơi không chỉ là vấn đề của riêng người trưởng thành. Trong hai thập kỉ vừa qua, thời gian giải lao đã được co ngắn lại để nhiều tiết học có thể được dựa vào chương trình hơn. Điển hình là chỉ còn 1% các trường trung học ở Anh còn duy trì giờ nghỉ buổi chiều. Thế nhưng, các giờ giải lao lại được chứng minh là giúp tăng cường khả năng tập trung của học sinh, bởi vây việc rút ngắn thời gian nghỉ có thể sẽ trở nên phản tác dụng đối với mong muốn nâng cao kết quả học tập, cũng như lấy đi cơ hội được tương tác, hòa nhập, và hoạt động của các em học sinh.

Chúng ta đều đã hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ, và vô số những vấn đề mà nó gây ra: tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, các bệnh về tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, nhạy cảm với đau đơn, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ, các triệu chứng rối loạn chuyển đổi, béo phì, ung thư đại trực tràng... Phần lớn các vấn đề trên sẽ đều làm giảm tuổi thọ của bạn. Việc nghỉ ngơi, cho đến nay, vẫn chưa được chú trọng nhiều như giấc ngủ, nhưng đã có những nghiên cứu chứng minh rằng dành thời gian thư giản sẽ giúp chúng ta ra quyết định tốt hơn, giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm, cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe nói chung.

Bởi vậy, tôi cho rằng việc nghỉ ngơi cũng quan trọng không kém gì việc ngủ. Cuốn sách này là một lời kêu gọi nghỉ ngơi. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần trân trọng, công nhận và tự hào về việc nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi không phải là thứ gì đó xa xỉ, nó là điều thiết yếu. Và không thể thiếu.

Nhưng nghỉ ngơi là gì mới được chứ?

Bản chất của nghỉ ngơi

Tự do, Đủ đầy, Ấm áp, Phục hồi, Bóng tối,

Nằm xuống, Mơ màng, Ngon lành, Mặt mẻ,

Sáng sủa, Yên tĩnh, Cần thiết, Vô lo, Hùng vĩ,

An toàn, Thanh thản, Chữa lành, Quý giá,

Riêng tư, Khao khát, Trống rỗng, Thăng hoa

Đó là một số những từ mà 18.000 người tham gia Bài kiểm tra về việc nghỉ ngơi dùng để trả lời khi được hỏi "Đối với bạn, thế nào là nghỉ ngơi?"

Nhưng đây cũng là một số từ phổ biến khác: 

Nhu nhược, Yếu ớt, Bồn chồn, Khó khăn,

Đau đớn, Phiền hà, Tội lỗi, Phi lý, Lười nhác,

Bực bội, Chiều chuộng, Ích kỷ, Lãng tránh,

Lo lắng, Phí thời gian


Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

ĐIỀU VĨ ĐẠI ĐỜI THƯỜNG

 ĐIỀU VĨ ĐẠI ĐỜI THƯỜNG

1 Tôi đâu phải guru

Giới truyền thông thường gọi tôi là "guru" ("nhà khai sáng") về lãnh đạo. Không đúng. Tôi chỉ là một người bình thường và tinh cờ học biết được nhiều ý tưởng, nhiều cách thức giúp người khác đạt được cuộc sống tốt đẹp nhất, cũng như giúp nhiều tổ chức có chỗ đứng trên thế giới.

Tôi cần làm rõ điều này: tôi không khác gì bạn. Tôi cũng tranh đấu, cũng thất bại, cũng sợ hãi, trên bước đường vươn tới niềm hy vọng, mục tiêu, mơ ước của mình. Tôi có những thời kỳ tốt đẹp và cả những lúc đau thương tận cùng. Tôi có những quyết định thật khôn ngoan nhưng vẫn không ít sai lầm tai hại. Tôi cũng bình thường như bao người khác - như một công trình còn đang dỡ dang. Nếu tôi có ý tưởng nào mà bạn cho là sâu sắc, hãy hiểu rằng đó chẳng qua là do tôi đã nghiền ngẫm nhiều ngày những kiến thức mà bạn sắp được biết đây. Tôi suy tư những cách thức thực tiễn giúp bạn thể hiện cao nhất vai trò một nhân vị và thành đạt trọn vẹn. Tôi tìm cách giúp các công ty vượt trội lên. Bất cứ điều gì, chỉ cần bạn thực hiện đủ lâu thì bạn sẽ hiểu và lĩnh hội sâu sắc vấn đề ấy. Thế là bạn trở thành "guru".

Một đọc giả tham dự buổi ký tặng sách của tôi tại một cửa hàng sách ở thành phố Bangalore, và nghe tôi báo "Tôi đâu phải guru" liền tiến lên và nói: "Sao ông lại lúng túng khi người ta gọi ông là guru? Bởi vì trong tiếng Phạn, ‘gu’ đơn giản có nghĩa là 'bóng tối, còn 'ru' đơn giản có nghĩa là ‘xua đi’. Thế nên 'guru' đơn giản chỉ là người xua đi bóng tối, mang đến nhiều hiểu biết và sự khai sáng hơn mà thôi." Rất hay. Người ấy đã khiến tôi suy ngẫm nhiều.

Tôi nghĩ sự lúng túng này bắt nguồn từ chỗ nếu cho rằng chúng ta khác hẳn nhau, bạn sẽ tự thú: “Chà, mình không thể làm những điều cái ông Robin đó nói vì không có đủ tài và năng lực như ông ta. Mọi điều ông nói đều có vẻ dễ dàng thực hiện đối với ông thỏi. Ông chính là guru mà." Không đủ. Tôi chỉ là một gã cố gắng làm việc

Bất cứ điều gì, chỉ cần bạn

thực hiện đủ lâu thì bạn sẽ

hiểu và lĩnh hội sâu sắc vấn đề ấy

để có những ngày tháng tốt đẹp nhất, có trở thành nguời cha gương mẫu của hai đứa con và hy vọng - bằng cách thức nào đó -giúp người khác thay đổi cuộc sống. Chẳng có guru nào ở đây. Nhưng tôi thích ý nghĩa "xua đi bóng tối". Tôi cần học hỏi thêm về điều ấy, và hẳn cần nhờ một guru nào đó giúp đỡ.

BÍ QUYẾT ĐỌC TÂM THẤU HIỂU NGƯỜI KHÁC CHỈ TRONG GIÂY LÁT

BÍ QUYẾT ĐỌC TÂM THẤU HIỂU NGƯỜI KHÁC CHỈ TRONG GIÂY LÁT

LỜI NÓI ĐẦU MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÂM LÍ HỌC VỚI CHÚNG TA

Có người nói, ngày nay chính là thời điểm chuyển đổi từ thời đại vật chất sang thời đại tinh thần. Quả đúng như vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ, chúng ta đang có đời sống vật chất vô cùng đầy đủ. Tuy nhiên, trải ngược với sự tiến bộ của vật chất, đời sống tinh thần của chúng ta lại ngày càng đi xuống.

Trước tiên, nói đến vật (vật chất) và tâm (tinh thần), có thể hiểu như sau: Vật là những thứ tồn tại hữu hình mắt có thể nhìn thấy, tay có thể chạm vào", còn tâm lại là hoạt động tâm và hình, không thể cầm nắm, càng không thể nhìn thấy được. Vậy chúng ta phải tim hiểu nó bằng cách nào? Tâm lí học chính là chìa khóa giải đáp cho câu hỏi này.

Cổ nhân cho rằng Tâm chính là bộ phận tư duy của con người nên ngoài nghĩa mặt chữ là trái tim, nó còn để chỉ tác dụng của trái tim. Trong Tâm lí học ngày nay, trước hết “tâm” là để chỉ những vấn đề về cảm giác và tri giác, sau đó mới đến động cơ của hành động, hay còn gọi là vấn đề dục vọng.

Tất cả mọi hành vi của con người đều có động cơ nhất định. Do đó, muốn nghiên cứu hiện tượng tâm lí của con người, trước tiên phải nắm bắt được mối quan hệ giữa động cơ và hành vi xuất phát từ động cơ đó.

Cho dù là ở trong trường học hay ngoài xã hội, điều gì thúc đẩy bạn hành động và phát hiện ra giá trị của việc sinh tồn? Tại sao mỗi người lại có tính cách khác nhau?. Đó là vì ngay từ khi sinh ra, con người đã có động cơ học tập, từ đó nảy sinh những hành vi tương ứng với động cơ đó.

Cuốn sách này tập trung bàn luận về những vẫn đề liên quan đến Tâm lí học như hành vi cá nhân, hành động tập thể, các phương pháp thúc đẩy phát triển hành vi, nâng cao mối quan hệ xã hội, hay những vấn đề mà ai cũng có thể gặp phải trong đời sống hàng ngày. Vận dụng nội dung sách, người đọc sẽ tìm ra được những cách giải quyết khoa học và sáng tạo cho những vấn đề lớn như làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa nguyện vọng, năng lực và tình cảm trong cuộc sống và các mối quan hệ xã hội phức tạp ngày nay, làm thế nào để có thể tồn tại được trong thời đại nội tâm.

Hi vọng cuốn sách sẽ giúp các bạn độc giả hiểu biết sâu hơn về Tâm lí học và biết cách ứng dụng Tâm lí học vào cuộc sống hằng ngày.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

TƯ DUY PHẢN BIỆN

TƯ DUY PHẢN BIỆN


Giới thiệu

Cuốn sách này không viết về những suy nghĩ của riêng tôi, nhưng tôi được thôi thúc bởi những suy nghĩ của người khác.

Cuốn sách cũng không phải là tập hợp những bài thực hành tốt nhất của tôi, nhưng tôi mô phỏng cách những người giỏi nhất làm để trở nên tốt hơn.

Có nhiều khi suy nghĩ của chúng ta không được thông suốt, nhưng thực tế là chúng ta thông minh hơn những gì mình tưởng. Cuốn sách này sẽ giúp bạn:

• Làm thế nào để tư duy thông minh hơn

• Làm thể nào để tin tưởng vào trí tuệ của chính mình

Từng bước một, tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy đâu là những nơi có thể cải thiện khả năng nhận thức và quý trọng bản thân mình. Cùng với sự giúp đỡ của những nhà tư tưởng, nhà tâm lý học xuất sắc nhất, những con người thành công nhất trên thế giới, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời và các ví dụ để có thể:

• Tìm ra "tài năng xuất chúng" của chính mình

• Từ một người nghiệp dư trở thành chuyên gia

• Khám phá chiều sâu của tư duy sáng tạo

• Hiểu được bản chất tự nhiên của sự phán xét để đánh giá tốt hơn.

• Dám ước mơ những điều vĩ đại

• Có cơ hội đạt được tự do bằng cách biến tự do thành cơ hội

• Du hành vượt thời gian (hoàn toàn nghiêm túc)

• Đưa ra các quyết định đa chíều

• Thiết lập kỉ luật với bản thân ... và còn nhiều hơn thế nữa.

Tôi ao ước mình có thể hứa hęn rằng, khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình. Nhưng đó không phải là mục đích của cuốn sách này. Thay vào đó, tôi chọn cách hướng các bạn đến những suy nghĩ sâu sắc hơn, hoặc tự vấn, tự nhìn nhận về bản thân bạn trong hiện tại. Và khi kết thúc cuốn sách, bạn có thể nhận ra có biết bao nhiêu tiềm năng đã bị chôn giấu mà bản thân không hề hay biết. Tôi hi vọng rằng khi những trang cuối cùng của cuốn sách khép lại cũng là lúc bạn hiểu rõ về bản thân mình hơn là bạn tưởng, và bạn sẽ bắt đầu xóa nhòa đi khoảng cách ấy bằng một lối tư duy thông minh hơn.