Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

CHẬM LẠI MỘT CHÚT

CHẬM LẠI MỘT CHÚT

Link tham khảo giá và mua sách tại đây

LỜI KÊU GỌI NGHỈ NGƠI

Nghỉ ngơi không đủ

Bạn hãy nghỉ đến một chiếc võng với những đường kẻ sọc đầy màu sắc. Chiếc võng đung đưa nhẹ nhàng trong làn gió nhiệt đới hiu hiu. Bầu không khí ấm áp ngọt ngào. Xa xa bên dưới ban công phòng khách sạn nơi bạn đang nằm, mặt biển xanh như ngọc sáng lấp lánh dưới ánh nắng.

Đối với phần lớn mọi người, đây là cảnh tượng thường thấy trong một kỳ nghỉ, khi chúng ta chẳng cần bận tâm đến công việc hay bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, chưa chắc những gì bạn thấy đã thoải mái như bạn tưởng tượng. Nằm trên chiếc võng cũng không hẳn dễ chịu lắm đâu. Bạn phải rất cẩn thận nằm xuống võng làm sao cho đúng giữa để không bị ngã lộn nhào sang phía bên kia. Bạn phải trườn lên hoặc xuống để tìm được một tư thế nằm thoải mái nhất. Có khi bạn còn phải dậy kiếm một cái gối kê đầu - rồi phải chỉnh lại cái vòng từ đầu. Đến cuối cùng, bạn cũng sẽ tìm được một điểm cân bằng hoàn hảo. Sự yên bình tràn ngập cơ thể bạn. Bạn đã có thể thư giãn được rồi.

Nhưng có thật thế không?

Thậm chí cả khi bạn đã thoải mái nằm trên võng, duy trì được cảm giác nghỉ ngơi cũng có thể là một điều rất khó.

Trong tư tưởng của chúng ta luôn tồn tại mộct mâu thuẩn rất lớn xoay quanh việc nghỉ ngơi. Chúng ta khao khát được nghỉ ngơi, nhưng sau đó sẽ lại cảm thấy lo lắng bồn chồn vì cho rằng bản thân đang trở nên lười biếng. Liệu có phải chúng ta đang không sống hết mình hay không?

Tò mò là một trong số những phẩm chất khiến loài người trở nên khác biệt so với những loài động vật khác. Khi chúng ta đã cố gắng như tất cả mọi thứ cần thiết để duy trì cuộc sống, chúng ta vẫn muốn biết trên quả đồi này, vượt đại dương kia, hay nơi hành tinh xa xôi nào đó, có điều gì đang diễn ra. Chúng ta cảm thấy bị thôi thúc cần phải thám hiểm, khám phá nhiều hơn, tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Tính tò mò vừa là chìa khóa cho sự sinh tổn và phát triển của loài người, nó lại vừa khiến chúng ta không thể nghỉ ngơi. Chúng ta luôn có cảm giác thôi thúc cần phải làm một cái gì đó. Và đối với phần lớn chúng ta, “một cái gì đó" lại được hiểu theo nghĩa rất hẹp: sự bận rộn. Mà không phải chỉ là thỉnh thoảng đâu, phải là luôn luôn bận rộn cơ!

Nhà triết học Socrates đã từng cảnh báo về sự cằn cỏi của một xã hội bận rộn. Nếu lúc nào chúng ta cũng bận bịu, cuộc sống sẽ mất đi sự nhịp nhàng thiết yếu. Ranh giới tương phản giữa làm và không làm ngày càng mỏng manh. Sự dao động giữa hai thái cực này là hoàn toàn tự nhiên và lành mạanh. Giống như khi nằm trên chiếc võng, bạn sẽ cần phải đu đưa liên tục giữa hai vùng hoạt động và nghỉ ngơi, và không hề có một sự thiên vị cụ thể cho vùng nào cả.

Chúng ta cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn và chất lượng hơn. Điều đó không những giúp chúng ta tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn mà còn đem đến lợi ích của nhiều mặt khác trong cuộc sống. Nghỉ ngơi có lợi cho sức khỏe của bạn, đồng thời gia tăng cả năng suất làm việc nữa. Chỉ cần tìm kiếm nhanh trên mạng, bạn sẽ thấy rằng, đây là thời đại mà việc tự chăm sóc bản thân trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Tôi luôn cho rằng, cách tốt nhất để tự chăm sóc bản thân chính là nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, hầu hết chúng ta đều chưa dành thời gian đủ cho việc nghỉ ngơi. Đó cũng chính là kết quả đáng chú ý nhất từ một khảo sát lớn đã định hình cấu trúc cho cuốn sách này. Khảo sát có tên “Bài kiểm tra về việc nghỉ ngơi", với sự tham gia của 18.000 người, đến từ 135 quốc gia. Tôi sẽ nói cụ thể hơn về bài kiểm tra này ở phân dưới, nhưng như tôi đã đề cập, phát hiện quan trọng nhất đó là rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy rằng mình nghỉ ngơi chưa đủ. Hai phần ba số người tham gia khảo sát đồng ý với nhận định đó, và bày tỏ họ muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn. Trung bình, phụ nữ nghỉ ngơi ít hơn đàn ông mười phút mỗi ngày, và người có nhiệm vụ chăm sóc gia đình cũng ít có thời gian nghỉ ngơi hơn. Tuy nhiên, chính những người trẻ tuổi, dù là đàn ông hay phụ nữ, làm việc theo ca hay toàn thời gian, mới là những người cảm thấy được nghỉ ngơi ít nhất.

Kết quả này là hoàn toàn dễ hiểu và trùng khớp với cảm nhận chung vì giới trẻ hiện nay đang phải chịu quá nhiều áp lực của cuộc sống. Vào tháng Một năm 2019, một bài viết của BuzzFeod với tiêu đề "Millennials đã trở thành một thế hệ kiệt sức như thế nào", đã nhận được rất nhiều phản hồi và lượt chia sẻ của độc giả. Tác giả bài viết, nhà báo Anne Helen Petersen, mở đầu bằng cách mô tả một tình huống quen thuộc mỗi ngày, khi việc có quá nhiều đầu mục trong danh sách những thứ cần phải làm đã khiến cho cô ấy lo lắng đến độ cảm thấy tê liệt, và kết quả là không thể hoàn thành bất cứ công việc nào dù là đơn giản nhất. Những thế hệ lớn tuổi hơn thường không thể hình dung được trạng thái lo âu này, và nhạo báng millennials là những kẻ ủy mị hay nhay cảm thái quá. Nhưng tôi cho rằng Petersen và thế hệ của cô ấy có những lý lẻ của riêng mình. Tôi thậm chí còn có thể hoàn toàn hiểu cho việc cô ấy đặt tên mở email chưa mở chất chồng của mình là “hòm thư nhục nhã", bởi hiện tại tôi cũng đang có đến 50.449 email trong hộp thư. Vấn đề ở đây còn rộng hơn thế rất nhiều.

Không thể phủ nhận việc trải qua tuổi hai mươi ở thời đại này là một điều cực kỳ khó khăn, với những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm giành lấy một chỗ trong giảng đường đại học hay một công việc tốt, đó còn chưa kể đến một viễn cảnh khốc liệt trần trụi khác, là dù bạn đang ở đâu đi chăng nữa, giá nhà đất tăng cao có thể khiến bạn mãi mãi phải sống cuộc sống bấp bệnh của một kẻ thuê trọ. Thêm vào đó, mộng tưởng rằng thế hệ ngày nay sẽ trở nên giàu có hơn thế hệ trước là điều không tưởng, thậm chí người trẻ còn không thể trông cậy vào phúc lợi từ bảo hiểm xã hội và hưu trí giống như bố mẹ. mình đang có hiện giờ. Tất nhiên, không phải là thế hệ X hay thế hệ Baby Boomer không có những áp lực của riêng mình. Thế hệ millennial cởi mở hơn khi thú nhận về những khó khăn mình gặp phải, tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận gần như tất cả chúng ta đều cảm thấy căng thẳng tột độ trước một núi công việc “nhiều như niêu cơm của Thạch Sanh". Cách làm việc hiện đại, lối sống hiện đại và công nghệ hiện đại là những tác nhân phối kết hợp với nhau để biến việc sống trong thế kỷ hai mươi mốt trở thành một chuổi các áp lực nối dài. Nhờ có những chiếc điện thoại thông minh, chúng ta không ngừng cảm thấy bị đòi hỏi, bởi dù ta có đang nghỉ ngơi đi chăng nữa, khoảng nghỉ ngắn ngủi đó cũng có thể bị cắt ngang bởi một cuộc gọi đến vào bất kỳ lúc nào.

Chúng ta muốn được nghỉ nhiều hơn, có thể nghỉ nhiều hơn, và thậm chí còn đang nghỉ ngơi nhiều hơn mình nghĩ – nhưng chắc chắn chúng ta không cảm nhận được sự nghỉ ngơi một cách đầy đủ.

Bản thân tôi cũng không thực sự là một người biết cách nghỉ ngơi, ít nhất là cho đến khi tôi bắt đầu nghiên cứu về chủ đề này. Khi kể với bạn bè rằng sau khi viết những cuốn sách về cảm xúc, cảm nhận thời gian và tâm lý tiền bạc, tôi đang bắt đầu viết một cuốn sách về việc nghỉ ngơi, phản ứng đầu tiên của họ thường là: "Cậu làm việc hệt như một cái máy ấy. Cậu có bao giờ nghỉ ngơi đâu"

Nếu có ai đó hỏi tôi dạo này thế nào, tôi thường sẽ trả lời, "Mình ổn, hơi bận rộn một chút. À không, thật ra là quá bận rộn." Đó chính xác là cuộc sống thường nhật của tôi, cũng đồng thời là một lời khẳng định về vị thế. Nếu bạn nói rằng bạn bận rộn, điều đó có nghĩa bạn là một người đáng ngưỡng mộ. Một người được săn đón. Như cách mà nhà nghiên cứu về sử dụng thời gian Jonathan Gershuny miêu tả, thì sự bận rộn đã trở thành “một tấm huy chương danh dự". Nếu như ở thế kỷ mười chín, thú tiêu khiển là thước đo về địa vị xã hội, thì ở thế kỷ hai mươi mốt, địa vị xã hội của một người được khẳng định bởi công việc của người đó. Sự bận rộn sẽ phản ánh tầm quan trọng mỗi người, nhưng cũng khiến chúng ta mệt nhoài.

Tuy vậy, không phải là lúc nào tôi cũng làm việc, kể cả những lúc trông như thể là tôi đang làm việc. Khi nghiên cứu và viết cuốn sách này, thường là tôi gần như chẳng nghiên cứu và viết cái gì hết. Tôi dễ dàng và thường xuyên bị xao lãng bởi Facebook hay Twitter. Tôi liên tục xuống bếp pha trà. Tôi đặt bàn làm việc trên lầu để có thể vừa làm việc vừa ngắm phố phường. Tôi cực kỳ hào hứng khi nhìn thấy những người hàng xóm cũng làm công việc tự do như tôi đang tán gẫu dưới phố. Thông thường, tôi sẽ không thể cưỡng lại được mong muốn được nhập hội với họ; tôi không muốn bị bỏ lỡ bất cứ tin tức thú vị nào hết.

Nhưng những mối xao lãng đó có khiến tôi nghỉ ngơi được chút nào không thì lại là một vấn đề khác. Rõ ràng đó chỉ là sự dịch chuyển của một công việc từ nơi này sang nơi khác. Chẳng có một khoảng nghỉ nào cả. Tôi khao khát có được một ngày khi công việc được giải quyết hết và được nghỉ ngơi đúng nghĩa. Xong việc. Hết lo lắng. Vấn đề là tôi cứ hết lần này đến lần khác thất bại trong việc đạt được đến trạng thái tuyệt vời đó, điều đó khiến tôi cảm thấy bất an và bồn chồn ngay cả khi tôi đang không làm bất kỳ một cái gì cả.

Sự thiếu nghỉ ngơi này, dù là trong cảm nhận hay trong thực tế, đều để lại nhiều hậu quả theo những cách khác nhau. Ngày nay, tại Anh, có đến một nửa triệu người mắc các chứng rối loạn lo âu do áp lực công việc. Tại Mỹ, 13% các chấn thương tại nơi làm việc bắt nguồn từ sự mệt mỏi. Có đến hơn một phần tư số người từng ngủ gật tại chỗ làm, và đến 16% ngủ gật khi đang lái xe. Với những người phải gánh thêm trách nhiệm chăm sóc gia đình, làm việc nhà và vận hành cuộc sống hiện đại, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi gần như ba phần tư trong số chúng ta cảm thấy quá áp lực, đến độ không thể chịu đựng được hoặc không thể xử lý được, theo kết quả kháo sát ghi lại trong khoảng một năm vừa qua.

Sư mệt mỏi có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến khả năng nhận thức của chúng ta. Vẫn là một công việc rất đơn giản xử lý khi tỉnh táo nhưng lại khó khăn hơn nhiều lúc bạn kiệt sức. Sự mệt mỏi có thể khiến chúng ta trở nên đãng trí, vô cảm, thiếu tập trung, nhận thức sai lầm và đưa ra các nhận định không đúng đắn. Và chắc chắn đó không phải là tình trạng mà một người phi công hay một bác sĩ nên duy trì.

Việc thiếu nghỉ ngơi không chỉ là vấn đề của riêng người trưởng thành. Trong hai thập kỉ vừa qua, thời gian giải lao đã được co ngắn lại để nhiều tiết học có thể được dựa vào chương trình hơn. Điển hình là chỉ còn 1% các trường trung học ở Anh còn duy trì giờ nghỉ buổi chiều. Thế nhưng, các giờ giải lao lại được chứng minh là giúp tăng cường khả năng tập trung của học sinh, bởi vây việc rút ngắn thời gian nghỉ có thể sẽ trở nên phản tác dụng đối với mong muốn nâng cao kết quả học tập, cũng như lấy đi cơ hội được tương tác, hòa nhập, và hoạt động của các em học sinh.

Chúng ta đều đã hiểu rõ các tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ, và vô số những vấn đề mà nó gây ra: tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, các bệnh về tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, nhạy cảm với đau đơn, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ, các triệu chứng rối loạn chuyển đổi, béo phì, ung thư đại trực tràng... Phần lớn các vấn đề trên sẽ đều làm giảm tuổi thọ của bạn. Việc nghỉ ngơi, cho đến nay, vẫn chưa được chú trọng nhiều như giấc ngủ, nhưng đã có những nghiên cứu chứng minh rằng dành thời gian thư giản sẽ giúp chúng ta ra quyết định tốt hơn, giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm, cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe nói chung.

Bởi vậy, tôi cho rằng việc nghỉ ngơi cũng quan trọng không kém gì việc ngủ. Cuốn sách này là một lời kêu gọi nghỉ ngơi. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần trân trọng, công nhận và tự hào về việc nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi không phải là thứ gì đó xa xỉ, nó là điều thiết yếu. Và không thể thiếu.

Nhưng nghỉ ngơi là gì mới được chứ?

Bản chất của nghỉ ngơi

Tự do, Đủ đầy, Ấm áp, Phục hồi, Bóng tối,

Nằm xuống, Mơ màng, Ngon lành, Mặt mẻ,

Sáng sủa, Yên tĩnh, Cần thiết, Vô lo, Hùng vĩ,

An toàn, Thanh thản, Chữa lành, Quý giá,

Riêng tư, Khao khát, Trống rỗng, Thăng hoa

Đó là một số những từ mà 18.000 người tham gia Bài kiểm tra về việc nghỉ ngơi dùng để trả lời khi được hỏi "Đối với bạn, thế nào là nghỉ ngơi?"

Nhưng đây cũng là một số từ phổ biến khác: 

Nhu nhược, Yếu ớt, Bồn chồn, Khó khăn,

Đau đớn, Phiền hà, Tội lỗi, Phi lý, Lười nhác,

Bực bội, Chiều chuộng, Ích kỷ, Lãng tránh,

Lo lắng, Phí thời gian


0 nhận xét:

Đăng nhận xét