ÓC SÁNG SUỐT
Tập quan sát là mở cửa cho con đường
tiến hóa của trí thức. Vì nhờ nó mà ta làm chủ được những cảm giác ngoại giới,
không để nó lôi cuốn ta và làm hỗn độn tinh thần trí não ta.
Ta hãy tập tính đừng ỷ lại vào ai
cả, bất kỳ là sách vở hay kinh điển nào. Phải bản thân xem xét và hiểu biết sự
vật bằng những giác quan và óc suy nghiệm của mình thôi. Tinh thần mình có tiến
được cùng không cũng gốc nơi đó. Nhờ vậy, mình mới có lòng tự tin, quả quyết và
ảnh hưởng lây đến kẻ khác được. Bất kỳ là trong giới nào: chính trị, văn
chương, nghệ thuật, khoa học hay thương mại... chỉ có những kẻ nào biết quan
sát và suy nghĩ đúng đắn là đứng trên hết mà thôi.
Mỗi vật, đối với sự kích động của
các vật khác chung quanh nó, đều có một lối phản ứng riêng. Như loại kim gặp
nóng thì mềm, loại nước gặp lửa thì lên hơi. Đó là cách phản ứng của mỗi vật
đối với những mối kích động chung quanh: hễ yếu thì bị mạnh lấn, một cách chắc
chắn.
Nhưng mà, ta không phải giống hẳn
như thế. Ta không phải loài vật vô tri vô giác: ta sống, ta cảm, ta suy nghĩ.
Ta có thể thoát ra khỏi được cái quyền chi phối của sự vật. Ta thắng được ngoại
vật và làm chủ muôn loài. Nhờ giác quan, ta biết và tránh trước được những họa
hại rình rập ta. Cách ta đối phó với sự vật chung quanh, không phải giống như
bộ máy nữa, mà là một cách phản ứng đầy ý thức.
Vả lại, ta không phải sống độc lập;
sự sống của ta cùng vạn vật quan hệ liên lạc với nhau rất mật thiết. Vậy ta
phải biết một cách rạch ròi những điều quan hệ chung quanh ta, để cùng sống
đừng lỗi nhịp. Nếu bỏ giác quan ra, ta lấy gì để tiếp xúc? Đừng sống một cách
vô tâm, sống như kẻ đui mù điếc lác, có mắt không biết ngó, có tai không biết
nghe, sống như người phế nhân nữa.
Sự quen thuộc thường làm cho ta
không thấy đặng những cái hay cái đẹp của chỗ ta ở hằng ngày. Kẻ ngoại bang đến
xứ ta, thấy biết bao nhiêu là việc lạ mà chính ta không dễ. Ta phải phản ứng
ngay với những thái độ tiêu cực ấy: hãy xem xét chung quanh ta với cặp mắt của
người xứ lạ. Ta sẽ thấy, đời ta đổi khác với nhiều tư tưởng mà xưa nay ta chưa
từng có.
Thành kến củng làm cho tai ta lãng,
mắt ta lờ. Khoa học dạy ta: Nước lạnh đặc lại thì bớt thể vóc của nó đi.
Ta tin như vậy, nhưng có mấy ai chịu
để ý quan sát tại sao mấy thùng nước đây bể đi khi nước đặc lại không?
Ta phải để cho trí thức ta bao giờ
cũng tỉnh mỉnh, đừng để cho những thành kiến, những thói quen ấy làm cho đê mê.
Chẳng những tập cho giác quan ta
luôn luôn tỉnh táo mà thôi, ta cần phải làm cho nó biết khao khát sự nhận thức
mới đặng.
Biết quan sát tức là biết cật vấn,
bất kỳ đối với người hay vật. Đừng để trong trí rằng dưới đời không còn có gì
mới lạ cả, và cái chi gọi là mới lạ, đều đã có nói rồi, không cần phải quan sát
thêm nữa làm gì.
Không! Bất kỳ là sự gì, vật gì đối
với ta, phải là một sự vật mới lạ để nghiên cứu, để học hỏi.
***
Người ta phần nhiều sở dĩ không thể
quan sát được là vì tinh thần quá tản mát đó đây, hoặc vì quá tập trung vào một
ý tưởng nhất định.
Tinh thần tản mát: Ấy là cái khuyết điểm của trẻ con,
của thanh niên và những người nhạy cảm. Họ tò mò lắm, cái gì cũng xem, cái gì
cũng ngó nhưng mà sự chú ý của họ rất dao động, rất nông nổi, chỉ có phớt qua
sự vật thôi như con bướm lượn trên các đóa hoa. Quá tò mò, mãi đi tìm cái lạ,
thế mà cặp mắt không chịu đi sâu vào một vật nào cả. Những người ấy đi trong
con đường đời cũng như đi qua một đám sương mù. Họ có thể là người đã từng du
lịch cùng năm châu bốn bể nhưng chỉ nhớ được có những chuyện không đâu, mờ mờ
tỏ tỏ.
Không phải họ là kẻ mơ màng ủ rủ
đâu, có khi họ đứng suốt giờ xem một cuộc ẩu đã ngoài đường, nhưng một khi đã
xem rồi, họ không còn nhớ rõ cái gì nữa cả.
Ở cao đẳng học viện Genève, có một
cái cửa số lớn, ngang nhà người gác cửa. Chỗ ấy, sinh viên hàng ngày qua qua
lại lại không biết máy chục lần. Ngày kia, ông Claparède muốn thí nghiệm óc
quan sát của học trò, bèn mở cuộc chất vấn sinh viên về cái cửa số đó. Một phần
đồng quả quyết rằng cái cửa sổ ấy không có. Chỉ có một phần rất ít nói có thôi.
Mà phần ấy là bao nhiêu? Cả thảy là 54 sinh viên, mà hết 44 người không thấy.
Gần cửa số ấy lại là chỗ dán các tờ yết thị của nhà trường nữa.
- Chú ý thái quá: Trái
lại, nhiều kẻ vì quá mê say hoặc quá chuyên chú vào một lo nghĩ gì nên sóng
trong đời như người mù quáng. Ngoài ý nghĩ của họ đang đeo đuổi, họ không nghe
thấy gi cả. Ấy là cái khuyết điểm của người già của kẻ si tình, nhiệt vọng, của
kẻ nhà nghề quá chuyên môn, của nhữngngười quá thiên vì chức vụ. Anh tình nhân
chỉ thấy có người mình thương. Người thích sưu tập, đi đâu cũng chỉ tìm có
những đồ họ thích sưu tập. Người làm tiền, bất kỳ là ở vào trường hợp nào cũng
chỉ thấy có cách làm tiền. Còn người thầy thuốc thì thấy cái chi cũng là bệnh
cả. Người ta thường thuật những cái đãng trí lạ lùng của nhiều ông thông thái,
đi ngoài đường không thèm ngó đến chiếc xe hơi đang chạy vào mình họ.
Thái quá như bất cập, cũng đều không
nên bắt chước. Thật là nhà thông thái, phải biết để tinh thần tiếp xúc
với toàn thể sự sống. Người thông thái là người biết hơn ai hết rằng trong đời
thảy đều chằng chịt với nhau một cách rất mật thiết và làm khi những điều họ
phát minh ra được, chính là do nơi một sự quan sát không ăn chịu gì đến cái
điều họ đang đeo đuổi nghiên cứu kia.
Phải mở rộng giác quan, cho rộng đường nhận
thức.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét