7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ
Không có sự ưu tú địch thực nào mà
lại không gắn với một cách sống đứng đắn
David Starr
jordan
Hơn 25 năm làm việc với mọi người
trong nhiều môi trường khác nhau: kinh doanh, giáo dục, hôn nhân và cả trong
gia đình, tôi có dịp tiếp xúc với rất nhiều người vô cùng thành công về vật
chất; nhưng trong họ luôn giằng xé một nổi niềm khao khát, một ước muốn sâu
kín. Họ muốn có sự bình tâm, tính hiệu quả cũng như cải thiện mối quan hệ với
người khác.
Những vấn để họ chia sẻ với tôi có
lẽ phần nào tương tự trăn trở của bạn bây giờ:
Tôi đã đặt ra và gặt hái được những
thành công nghề nghiệp vô cùng to lớn. Nhưng điều này lại khiến tôi đánh đổi
đời sống cá nhân và gia đình tôi. Tôi không còn thời giờ để quan tâm đến vợ con
nữa. Thậm chí, tôi còn không hiểu được chính mình, xem điều gì mới thực sự là
quan trọng với tôi bây giờ. Nhiều khi tự vấn lương tâm - tôi không biết có đáng
để mình phải đánh đổi như vậy không?
Tôi vừa bắt đầu chương trình ăn
kiêng lần nữa - đây đã là lần thứ năm trong năm nay rồi. Tôi biết mình béo phì
và thực sự muốn thay đổi điều đó. Tôi dành thời giờ đọc tất cá mọi thông tin vế
sức khỏe, đặt ra mục tiêu và khích lệ mình với một tinh thần lạc quan, tự động
viên rằng mình có thể làm được, Nhưng kết quả chẳng có gì thay đổi. Chỉ sau vài
tuần là tôi mất nhiệt huyết. Dướng như tôi không thể giữ lời hứa với chính minh
thì phải?
Tôi tham dự hết khóa học này đến
khóa huấn luyện khác về quản trị tính hiệu quả. Tôi kỳ vọng nhiều ở nhân viên
của mình. Cố gắng thân thiện và cư xử hòa nhã với họ. Nhưng kết quả là họ vẫn
không trung thành với tôi. Tôi đoán nếu tôi nghỉ bệnh ở nhà một ngày, chắc chắn
họ sẽ tán gẫu suốt cả ngày hôm ấy. Vì sao tôi không thể huấn luyện cho họ biết
tự giác làm việc và có tinh thần trách nhiệm - hay tìm được những nhân viên như
thế? Đứa con trai của tôi không những quậy phá mà còn nghiện ngập. Tôi đã thử
hết cách mà nó vẫn không chịu nghe lời. Tôi phải làm gì bây giờ đây?
Có quá nhiều việc cần làm mà thời
gian thì không bao giờ đủ. Tôi cảm thấy áp lực và bức bối cả ngày, thậm chí
suốt tuần. Tôi dự các hội thao về quản lý thời gian, thử áp dụng vài phương
pháp lập kế hoạch. Chúng cũng có chút hữu ích, nhưng nhìn chung tôi không cảm
thấy mình đang sống một cuộc đời ý nghĩa, không thấy minh thực sự hạnh phúc,
hiệu quả với bình an.
Tôi muốn dạy các con tôi hiểu về giá
trị của lao động. Nhưng mỗi khi làm bất kỳ việc gì thì tôi đều phải kè kè theo
sát chúng; chưa kể là phải chịu đựng những lời kêu ca than vãn. Nếu tôi tự làm
chắc chắn mọi việc dễ dàng hơn nhiều. Tại sao bọn trẻ con không thể vui vẻ và
tự giác làm việc mà không cần nhắc nhở nhỉ?
Tôi bận, thật sự rất bận. Nhưng đôi
lúc tôi cũng tự hỏi mình rằng liệu những gì mình đang làm có tạo ra khác biệt
về lâu về dài không. Tôi rất muốn tin là có một ý nghĩa nào đó trong cuộc đời
mình; rằng mọi thứ sẽ khác hơn nhờ có sự hiện diện của tôi. Khi thấy bạn bè hay
người thân đạt được một số thành quả hoặc được công nhận trong cuộc sống, tôi
mim cười chúc mừng họ. Nhưng trong lòng, tôi thấy mình đang ganh tị với họ. Tại
sao tôi lại có cảm giác ấy chứ? Tôi là người cá tính khá mạnh. Tôi biết mình có
thể kiếm soát kết quả trong hầu hết các cuộc trò chuyện. Tôi có khả năng gây
ánh hưởng lên người khác để họ nghe theo ý mình. Trong mỗi tình huống giao
tiếp, tôi nhìn thấu câu chuyện, vì vậy mà những ý tưởng tôi nêu lên thường sẽ
là tốt nhất. Thế nhưng, tôi vẫn cảm thấy có gi đó không thoải mái và luôn tự
hỏi liệu người khác nghĩ gì về mình, và về những ý tưởng của mình nữa.
Đời sống hôn nhân của tôi đang lạnh
nhạt đi. Chúng tôi không lục đục gì cả, chỉ là không còn yêu nhau nữa thôi.
Chúng tôi có nhờ đến dịch vụ tư vấn và cũng nổ lực làm theo, nhưng kết quả là
chúng tôi vẫn không thể nhóm lại cảm xúc tình yêu ngày nào mà chúng tôi đã từng
có với nhau.
Những câu chuyện trên đều là những
vấn để sâu sắc và đầy khó khăn. Chúng không thể được giải quyết bằng những biện
pháp tức thì.
Vài năm trước đây, vợ tôi - Sandra
và tôi cũng rơi vào một hoàn cảnh khó khăn tương tự. Cậu con trai của chúng tôi
trải qua một giai đoạn khủng hoảng ở trường học của nó. Nó học rất tệ, thậm chí
còn không biết làm theo một số chỉ dẫn trong các bài kiểm tra, huống chi là làm
bài tốt. Vẻ mặt giao tiếp xã hội, thằng bé còn thiếu trưởng thành lắm, thường
ngại ngùng ngay cả với người thân quen. Trong các hoạt động thể chất, nó là
người nhỏ con, ốm yếu và vụng về. Ví dụ khi chơi bóng chày, quả bóng chưa được
ném mà nó đã vung gậy rồi. Vì vậy mà bọn trẻ khác rất hay cười nhạo nó.
Sandra và tôi nôn nóng muốn giúp con
trai mình. Chúng tôi quan niệm rằng, nếu "thành công" là hai chữ ai
cũng muốn trong mọi lĩnh vực, thì trong vai trò làm cha mẹ của chúng tôi, chúng
lại càng trở nên vô cùng quan trọng. Vì vậy, chúng tôi cố gắng điều chỉnh thái
độ và hành vi của mình, cũng như của thằng bé. Chúng tôi tác động vào tinh thần
và dùng một số biện pháp tâm lý tích cực, khích lệ cậu bé: "Cố lên con
trai. Cha mẹ biết là con có thể làm được. Đặt tay xích lên một chút nào, mắt
tập trung vào quả bóng. Đừng vụt gậy cho đến khi quả bóng gần tới con
nhé!". Nếu thằng bé có chút tiến bộ, chúng tôi động viên ngay: “Tốt lắm
con trai, cứ tiếp tục nhé". Khi bọn trẻ cười nhạo thằng bé, chúng tôi mắng
ngay: "Lùi ra. Để nó yên. Nó đang học cách chơi mà". Khi đó, cậu chỉ
biết khóc và khăng khăng tin rằng mình sẽ không bao giờ có thể chơi bóng chày
được, rồi dần không còn thích món này nữa. Mọi cố gắng của chúng tôi đều vô
hiệu, chủng tôi rất lo lắng. Chắc chắn việc này sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của
thằng bé, Vợ chồng tôi vẫn tiếp tục động viên, hỗ trợ và tỏ ra lạc quan, nhưng
sau biết bao thất bại, chúng tôi đành lùi bước và thay đổi cách nhìn vấn để
theo một cấp độ khác.
Vào thời điểm đó, tôi đang tham gia
giảng dạy về phát triển năng lực lãnh đạo cho nhiều công ty trên khắp nước Mỹ.
Tôi thiết kế các chương trình đào tạo cách mỗi hai tháng về chuyện để "Kỹ
năng giao tiếp và cách nhìn nhận" nằm trong khuôn khổ chương trình Phát
Triển Lãnh Đạo Cấp Cao dành cho tập đoàn IBM.
Trong quá trình nghiên cứu giảng
dạy, tôi đặc biệt hứng thú với nội dung nói về việc các góc nhìn của chúng ta
được hình thành ra sao, cách chúng chi phối chúng ta đánh giá vấn đề, và rồi
cách đánh giá đó tác động đến hành vi của chúng ta ra sao. Từ đó, tôi tiếp tục
nghiên cứu về lý thuyết kỳ vọng và hiện tượng "lời tiên đoán tự trở thành
hiện thực" - hay còn gọi là “Hiệu Ứng Pygmalion", và rồi nhận ra góc
nhìn của chúng ta có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc như thế nào. Nó khiến tôi hiểu
rằng chúng ta phải rất lưu tâm đến những lăng kính mà mình đang sử dụng, vì ta
nhìn thế giới này thông qua những lăng kính ấy; cũng như thế giới mà chúng ta
đang nhìn thấy đấy, chính lăng kính đó sẽ định hình cách chúng ta lý giải nó.
Sandra và tôi thảo luận với nhau về
những khái niệm mà tôi giảng dạy cho IBM và ảnh xạ vào trường hợp con trai
mình. Chúng tôi bắt đầu nhận ra những gì chúng tôi làm để giúp con trai mình
trước đây không hề đúng với cách mà chúng tôi thực sự nhìn nhận nó. Khi thành
thật nhìn lại cảm xúc bên trong mình, chúng tôi nhận ra mình vẫn cho rằng nó là
đứa chậm tiến, tụt hậu so với bạn bè. Vi vậy, cho dù chúng tôi có gắng thay đổi
thái độ và hành vi nhiều đến đâu, mọi nổ lực cũng không hiệu quả. Cho dù nói gì
hay làm gì, thì thông điệp thực sự mà chúng tôi đang gửi đến thàng bé vån là:
"Con không có khả năng. Con cần được che chở".
Chúng tôi hiểu ra rằng: nếu muốn thay đổi tình
hình, trước tiên phải thay đổi chính mình. Và để thay đổi mình hiệu quả, cần
thay đổi nhận thức.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét