KHÉO ĂN NÓI SẼ CÓ ĐƯỢC THIÊN HẠ
Dũng cảm mở lời, dám nói mới biết
cách nói
Những nguời trẻ tuổi mới bước chân
vào xã hội, cho dù là trong cuộc sống hay trong công việc đều có thể cảm thấy
mình nói chuyện không khéo và luôn sợ mình sẽ nói sai, do đó không dám chủ động
nói chuyện với người khác, để sự e ngại và nỗi lo lắng gây áp lực cho chính
mình khiến bản thân bỏ lở nhiều việc tốt vỡ mất đi cơ hội thăng tiến. Thực tế,
không ai sinh ra đã khéo ăn nói, những người khéo nói cũng phải trải qua rèn
luyện mới thành. Chỉ cần nỗ lực học tập, bạn sẽ trở thành nguời tuyệt vời nhất.
Khéo ăn nói do rèn luyện mà
nên
Ăn nói khéo léo là chia khóa mở ra
cánh cửa giao tiếp giữa nguời với người, giúp bạn có thể đến gần với thế giới
của nguời khác. Hãy nhìn những người thành công trong giao tiếp xã hội, trong
công việc hay trong lĩnh yêu, họ luôn có thể nói lên được suy nghĩ của mình,
khiến người khác vui vẻ chấp nhận những suy nghĩ đó.
Những nguời có tài ăn nói, nói ra
lời nào cũng đều khiến người khác phải chú ý đến. Thế nhưng tài ăn nói không tự
nhiên mà có, kể cả đối với các chuyên gia hùng biện, không phải trong trường
hợp nào những lời họ nói ra cũng đều được tán dương, tài ăn nói của họ cũng chỉ
có được sau quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm
Nói chuyện cũng giống như các tài
năng khác, cũng cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức, Những người có tài
ăn nói cũng phải rút kinh nghiệm trong từng lần giao tiếp, không ngừng nâng cao
khả năng của bản thông qua cách quan sát người khác nói chuyện. Nói chuyện là
để người khác hiểu về bạn, từ đó giành được sự tin tưởng từ họ. Nếu bạn cho
rằng đối phương không hiểu mình nên không nói chuyện với họ, như vậy là bạn
chưa hiểu được công dụng của giao tiếp. Các phát thanh viên, người dẫn chương
trình đều là các chuyên gia sử dụng ngôn ngữ. Thế nhưng đa phần họ đều cho rằng
mình không có khiếu ăn nói từ nhỏ, vậy tại sao họ vẫn thành công nhờ vào tài ăn
nói của mình? Nguyên nhân rất đơn giản, đó là vì họ tự nhận thấy mình nói năng
không tốt, nên luôn cố gắng để nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Tổng thống Lincoln vĩ đại trong lịch
sử nước Mỹ, trước khi bước vào con đường chính trị, thường bị mọi người chê
cười vì tật nói lắp. Thế nhưng kể từ sau khi cố gắng để trở thành một luật sư,
dần dần ông đã hiểu ra tầm quan trọng của tài ăn nói. Từ đó, mỗi ngày ông đều
kiên trì luyện nói trước gương hoặc bên bờ biển. Trải qua quá trình luyện tập
vất vả, Cuối cùng Lincoln đã thành công. Không chỉ trở thành một luật sư tài
giỏi, một nhà hùng biện, Lincoln còn tham gia chính trưởng và trở thành vị Tổng
thống đáng nhớ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Từ câu chuyện của Lincoln, chúng ta
rút ra được một điều: Tài ăn nói không phải do trời sinh, việc rèn luyện có thể
biến một người nói năng lắp bắp thành một nhà hùng biện.
Muốn nói chuyện hay thì cần phải rèn
luyện, cần chủ động nói chuyện với mọi nguời. Bạn sẽ có được kinh nghiệm trong
quá trình giao tiếp, rèn luyện để nắm được nghệ thuật trò chuyện, đây là một
quá trình học tập không thể bỏ qua. Khi xã hội phát triển, môi trường thay đổi,
nội dung trong các cuộc trò chuyện của mọi người cũng có những sự đổi thay. Do
đó, để ăn nói khéo léo, mỗi người cần thường xuyên luyện tập, không được tự
mãn, càng không thể bằng lòng với những gì mình có.
Đặc biệt là những người trẻ tuổi,
cần phải sớm rèn luyện tài ăn nói cho mình, bởi khéo ăn nói sẽ giúp bạn nhanh
chóng hòa nhập với mọi nguời xung quanh và có lợi cho chính sự nghiệp của bạn.
Hillary Clinton đuợc nhận định là
một trong nhỡng ông viên Tổng thống Mỹ có tài ăn nói nhất. Mặc dù chưa có duyên
với chức vụ người đứng đầu Nhà Trắng, nhưng bà đã được Tổng thống đắc cử lựa
chọn giữ chức ngoại trưởng.
Năm 13 tuổi, Hillary được thầy giáo
đưa đi nghe buổi diễn thuyết của Martin Luther King. Sự nhiệt tình của Martin
Luther King dường như đã lan tỏa tới tâm hồn bà, và sau khi được thầy giáo giới
thiệu, bà đã được bắt tay với nhà hoạt động dân quyền này. Từ đó, Hillary đã
trở thành người hâm mộ của Martin, bà cũng đã nhận ra ý nghĩa vô cùng to lớn
của công việc diễn thuyết. Hillary đã hạ quyết tâm trở thành một chính khách
với tài hùng biện xuất sắc.
Vậy làm thế nào để có tài hùng biện?
Sau khi suy nghĩ kĩ, Hillary ý thức được rằng, khả năng hùng biện xuất phát từ
thực tế, giống như việc chỉ có ra chiến trận mới biết cách đánh trận, chỉ có
trải qua thực tế nhiều thì mới có thể có được tài ăn nói hơn người.
Trong lớp học, Hillary tích cực tham
gia các buổi thảo luận với giáo viên và các bạn học. Bà luôn suy nghĩ và tìm ra
các đề tài hay để tất cả mọi người cùng tranh luận. Ngoài ra, bà còn tập hợp
những bạn học có cùng sở thích, thành lập một câu lạc bộ chuyên tổ chức các
buổi thảo luận về mọi đề tài, từ việc quốc gia đại sự đến cuộc sống thường
ngày, từ chủ đề khoa học kĩ thuật đến văn hóa nghệ thuật . . . Chính từ những
buổi tranh luận đó, tài ăn nói của Hillary đã được nâng cao rõ rệt. Học từ
những người giỏi hơn mình là cách tiến bộ nhanh nhất. Sau mỗi buổi học, Hillary
thường tới văn phòng giáo viên để học hỏi thêm. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo, bà đã được tiếp xúc với rất nhiều quan niệm, tự tưởng mới, các thầy giáo
cũng đồng thời giới thiệu cho bà biết không ít những Cuốn sách hay, yêu cầu bà
đọc và thảo luận về những cuốn sách đó Hillary đã không những hoàn thành yêu
cầu đọc sách, mà còn tích cực suy nghĩ, nêu ra những vấn đề mình không hiểu để
thảo luận cùng các thầy. Sau nhiều năm, trong một chuyến công du, khi nghĩ về
thầy giáo cũ, bà đã nói: " Đó là người thầy đã làm thay đổi cuộc đời tôi,
sau mỗi buổi thảo luận, thầy đều giao cho tôi một nhiệm vụ mới với hy vọng lần
sau sẽ tiếp tục tranh luận về nó. Mỗi buổi thảo luận không chỉ giúp tôi nâng
cao nhận thức mà khả năng ăn nói của tôi cũng tiến bộ rất nhanh.
Tài ăn nói giúp người ta thành công,
tài ăn nói của Hillary đã khiến cuộc sống của bà trở nên tuyệt vời: Không chỉ
là một nghị sĩ quốc hội, giúp chồng mình là ông Clinton đắc cử Tổng thống hai
lần, mà bản thân bà cũng trở thành ngoại trưởng Mỹ.
Từ đó có thể thấy, chỉ cần vượt qua
khó khăn, kiên trì nỗ lực học tập thể con người nhất định sẽ thành công. Do đó,
đừng bao giờ bỏ qua cơ hội được rèn luyện khả năng giao tiếp, nói chuyện trước
đông người.
Khi tham gia vào một tập thể, một tổ
chức hoặc cuộc họp nào đó, bạn đừng nên chỉ ngồi một chỗ quan sát mà hãy tích
cực hòa nhập, chủ động giao lưu với mọi người, tranh thủ cơ hội rèn luyện khả
năng ăn nói. Ví dụ, chủ động giúp đỡ mọi người giải quyết công việc, đặc biệt
là những việc như thuyết phục tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người. Hãy thể hiện
như một người dẫn chương trình năng động, như vậy bạn sẽ có cơ hội được tiếp
xúc với những người có tài ăn nói và có thể học tập những kĩ năng giao tiếp từ
họ. Có như vậy, tự nhiên bạn sẽ có thể đảm nhận được nhiệm vụ của một người
phát ngôn. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng có thể tự tìm kiếm cơ hội được
nói chuyện, Sam Levenson không chỉ là một ngôi sao truyền hình mà còn là một
nhà diễn thuyết danh tiếng có làm ảnh hưởng tại Mỹ. Khi còn là một giáo viên
Trung học ở New York, ông rất thích được nói chuyện, được bày tỏ ý kiến về cuộc
sống, công việc với người thân, đồng nghiệp và học sinh. Thật bất ngờ là những
ý kiến của ông luôn được mọi người đón nhận. Không lâu sau, ông được mời tham
gia rất nhiều buổi diễn thuyết. Sau đó, Sam Levenson đã trở thành người dẫn dắt
nhiều chương trình phát thanh. Cuối cùng ông quyết định bước chân vào thế giới
giải trí.
Từ đó có thể thấy, không có hoạt
động nào lại không cần đến lời nói , từ thương mại, xã giao, chính trị, thậm
chí là sản xuất đều không thể thiếu lời nói. Cơ hội luyện tập càng nhiều thì cơ
hội nâng cao cũng nhiều. Tất cả mọi thứ đều có thể trở thành đối tượng và để
lại cho các cuộc nói chuyện. Chỉ có không ngừng rèn luyện thì bạn mới biết bản
thân mình có thể tiến bộ đến đâu.
Cho dù bạn có đọc bao nhiều sách về kỹ năng giao
tiếp, nhưng nếu bạn không tìm cơ hội rèn luyện khả năng ăn nói thì bạn sẽ không
bao giờ có thể thể hiện xuất sắc trong lĩnh vực này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét