MẶC KỆ THIÊN HẠ SỐNG NHƯ NGƯỜI NHẬT
Bạn mệt lả rồi đúng không? Để chúng
tôi giúp bạn thư giãn” Có lần đang đứng đợi xe buýt trong một dịp đến thăm
thành phố nọ, tôi bất chợt bị thu hút bởi những dòng chữ trên tấm biển quảng
cáo. Hình như đó là quảng cáo cho một loại thiết bị bán tại siêu thị địa phương
Tên tấm biển quảng cáo là một bức tranh phong cảnh vô cùng yên bình. Một thiếu
nữ nằm dài thư giãn bên hàng ngàn bông hoa ngát hương với vẻ mặt vô cùng thoải
mái. Khoảnh khắc nhìn thấy bức tranh, tôi chợt nhận ra lâu nay mình chẳng thấy
thanh thản chút nào, tôi nảy ra ý định muốn tới chỗ kia để ai đó giúp tôi thả
lỏng gân cốt, dù chỉ một lúc thôi cũng được.
Hai người phụ nữ khoảng 30 tuổi đứng
chờ xe buýt ngay cạnh tôi có vẻ cũng chú ý đến tấm biển quảng cáo này. Nghe hay
phết nhỉ? Mình cũng muốn được thư giãn.
“Phải không đấy? Ngày nào minh cũng
bị stress, thật sự rất mệt mỏi.”
Cuộc nói chuyện nghe qua chẳng có
điều gì bất thường, nhưng thực ra, những lo lắng của họ dường như chẳng thể
giải quyết được.Trước mắt họ là sự tồn tại của một “bẫy rập” lớn.
Ảnh hưởng của sự “xoa dịu” đến mỗi
người cũng gần giống như sự an ủi tạm thời. Hiểu được điều đó, ta sẽ thấy được
hiệu quả thực sự của “xoa dịu” trong việc giúp thay đổi tâm trạng con người.
Phần lớn những người luôn tìm kiếm sự an ủi từ ai đó đều mong muốn được giải
thoát khỏi nỗi phiền muộn. Họ hy vọng sự “xoa dịu” giống như một loại ma thuật
giúp họ giải quyết tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng nếu muốn thay
đổi tình trạng bế tắc của mình bằng cách đó thì họ đã mắc phải một sai lầm
nghiêm trọng. Tôi làm việc ở Hiroshima với tư cách một nhà tâm lý học. Hiện tại
tôi đã thành lập công ty tư nhân phi lợi nhuận nhưng trước đây tôi từng làm
việc cho lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản. Tôi là chuyên viên tâm lý hiện
trường đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, làm việc cho Bộ Quốc phòng.
Suốt 5 năm, tôi trị liệu tâm lý cho những binh sĩ phải chịu nhiều áp lực. Họ
nhận thức được mối nguy hiểm đe dọa tính mạng mỗi ngày.
Thực ra, trước khi học tâm lý và trở
thành tư vấn viên, tôi từng là một người lính tự vệ vô cùng bình thường phục vụ
cho quân đội trong 8 năm, sau khi tôi tốt nghiệp cấp 3. Hơn nữa, tôi bị số mệnh
khắc nghiệt đùa giỡn, trải qua bạo lực gia đình, mắc chứng trầm cảm, ly hôn và
bị lừa. Đến khi nhận ra được điều đó thì tâm hồn đã chịu biết bao tổn thương và
tan vỡ, không còn như thuở ban đầu. Có lẽ do bản thân từng trực tiếp trải
nghiệm những điều ấy nên trong khoảng thời gian làm việc tại quân đội, tôi khá
gần gũi với những người lính. Trong Lực lượng Phòng vệ toàn quốc, tôi vô cùng
tự hào khi lượng binh sĩ tín nhiệm luôn đạt top đầu và tỷ lệ thành công phục
chức lên đến 90%, trở thành một phòng tư vấn nơi “ phải xếp hàng mới có thể vào
” với khoảng hơn 2000 buổi trò chuyện/hội thảo.
Ở vị trí này, tôi từng chứng kiến
nhiều người mang trong mình những nỗi niềm khác nhau.
Có những người tự nhiên cảm thấy khó
chịu mà không biết nguyên nhân tại sao, cũng có những người chìm trong đau khổ
vi cuộc sống không như ý muốn. Tuy mức độ mỗi người khác nhau nhưng nỗi phiền
muốn của họ lại gần như tương đồng.
Mọi người đều gặp rắc rối trong
những mối quan hệ xã hội, hay có thể nói, mối quan hệ giữa bản thân và một
người khác. Người này có thể là đồng nghiệp, cấp trên, người yêu hoặc bạn đời,
thậm chí là cha mẹ hay người đã khuất. Hầu hết những vấn đề mọi người bị bận
tâm đều bắt nguồn từ một người khác. Những người tìm đến tôi đều bị quấn lấy
bởi nỗi lo âu và muốn nhanh chóng được giải thoát khỏi những đau đớn khổ sở ấy.
Tuy nhiên càng muốn được “xoa dịu” thì họ lại càng bị xoáy sâu hơn vào nỗi đau
khổ. Tôi từng chứng kiến điều này. Hai người phụ nữ đứng chờ xe buýt cùng tôi
khi đó có lẽ cũng vậy, dựa dẫm vào sự xoa dịu. Để thoát khỏi nỗi khổ tâm, họ
chọn cách đi tắm onsen (suối nước nóng) hoặc tìm đến dịch vụ massage.
Nếu muốn thay đổi tâm trạng và thư
giãn thì điều này hoàn toàn tốt, nhưng nếu muốn giải quyết rắc rối hay đau khổ
thì đây không phải phương án tối ưu. Tôi không khuyến khích bạn phương pháp này.
Càng muốn được an ủi thì bạn càng không đạt được điều đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét