Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

13 ĐIỀU NGƯỜI CÓ TINH THẦN THÉP KHÔNG LÀM

13 ĐIỀU NGƯỜI CÓ TINH THẦN THÉP KHÔNG LÀM


TẠI SAO CHÚNG TA

THƯƠNG THÂN TRÁCH PHẬN

Nếu việc tự thán, tự thương hại bản thân hóa ra lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên chính bản thân đến vậy, tại sao con người còn làm việc này? Và tại sao đôi khi sự ca thán lại làm cho ta thấy rất dễ chịu và thậm chí là như được cảm thông và an ủi rất nhiều? Lòng thương xót là cơ chế phòng vệ của bố me Jack để bảo vệ con trai cũng như chính bản thân họ khỏi những mối nguy hiểm trong tương lai. Họ đã chọn tập trung vào những gì Jack không thể làm, như một cách để che chở cho cậu bé khỏi việc phải đối mặt với bất kỳ vấn đề tiềm tàng nào khác.

Có thể hiểu được vì sao bố mẹ lại lo lắng cho sự an toàn của Jack nhiều đến vậy. Họ muốn đứa con nhỏ luôn trong tầm mắt của mình. Và họ lo lắng đến phản ứng cảm xúc mà cậu bé có thể có khi lại nhìn thấy một chiếc xe buýt khác. Nhưng đó là lòng thương hại, và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi sự thương hại này gặm nhắm và lây nhiễm sang Jack, biến cậu hoàn toàn trở thành một đứa trẻ rồi một con người chỉ biết đến thương hại bản thân và luôn là nạn nhân" của bi kịch cuộc đời.

Ai trong chúng ta cũng dễ rơi vào cái bẫy tư ca thán thương thân. Có điều, chừng nào còn xem cách hành xử và trạng thái tinh thần này như "liều thuốc an thần", bạn còn trì hoãn đối mặt với những nỗi sợ thực sự của chính bản thân. Bạn sẽ tin mọi cách để không phải nhận lãnh bất cứ trách nhiệm nào cho các hành động của mình. Cảm thấy tự thương xót có thể giúp bạn trì kéo thời gian. Thay vì chủ động cải biến khó khăn và tiến lên phía trước, việc phóng đại tình trạng bất lợi của bản thân lên thành xấu xí và tồi tệ cho bạn cái cớ bao biện vì sao mình không nên làm bất cứ điều gì để cải thiện tình thế.

Mặt khác, nhiều người trong xã hội thường sử dụng sự tự thương hại như một cách để thu hút sự chú ý. Chiêu bài "khốn khổ khốn nạn cái thân tôi" có thể nhận về vài lời dịu dàng, tử tế từ người khác - ít nhất ban đầu là vậy. Đối với những người sợ bị từ chối, việc tự thương hại có thể là một cách gián tiếp giúp họ nhận được sự giúp đỡ: họ chia sẻ một câu chuyện về nỗi đau " khốn khổ khốn nạn cái thân tôi" với hy vọng sẽ thu hút lòng thương và nhận được sự trợ giúp.

Thật không may, nỗi khổ sở không thích ở một mình, nó gây ra những hệ quả tâm lý không hay khác. Có lúc, vì cứ tự thương hại mà chúng ta tự "ban" luôn cho mình cái quyền được tha hồ phét lác, tranh đua với người khác xem giữa ta và họ ai mới phải trải qua tổn thương nhiều hơn trong đời. Tự thương hại cũng có thể là một lý do để né tránh trách nhiệm. Việc nói với sếp của bạn rằng cuộc sống của bạn tệ đến thế nào có thể xuất phát từ hy vọng ông ấy sẽ không đòi hỏi quá nhiều ở bạn.

Thậm chí, việc tự ca thán, thương thán làm cho chúng ta trở nên cứng đầu và ù lỳ. Cứ như thế càng bướng bỉnh dậm chân tại chỗ thì chúng ta càng dễ trở thành "cột mộc" nhắc nhở cho thế giới biết rằng chúng ta đòi hỏi và xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn. Nhưng đã không phải là cách thế giới này vận hành. Không có một thế lực nào cao hơn - hay một người nào có nhiều quyền năng hơn - có thể bỗng đâu xuất hiện và bảo đảm cuộc sống của tất cả nhân gian đều được công bằng, bình đẳng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét