Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

THÔI MIÊN BẰNG NGÔN TỪ

THÔI MIÊN BẰNG NGÔN TỪ

Link tham khảo giá và mua sách tại đây

29. ĐỪNG QUÁ CHÚ TÂM VIẾT MỌI THỨ THẬT HOÀN HẢO

Gì cơ? Đừng viết mọi thứ sao cho thật hoàn hảo à? Nghe như đùa nhỉ?

Tất nhiên là không. Tôi không cổ xuý cho cách viết lách lung tung, không có quy cũ, chẳng có đầu đuôi. Tôi không nói bạn có thể thôi miên người đọc bằng lối viết câu thả mà chi muốn nói rằng hãy cứ tiếp tục viết một mạch cho đến khi xong bản thảo. Sau đó, bạn có thể chỉnh sửa lại theo một số cách tôi nêu ra trong những chương sau.

Điều tôi muốn nói ở đây là quá nhiều người ham hố đặt bút viết, nghĩ mình sẽ tạo ra một kiệt tác. Nhưng rồi họ chững lại đọc bản thảo, thấy những gì mình viết sao tệ quá, không được "hoàn hảo, nên đành bỏ cuộc.

Nhiều nhà văn khác (kể cả tôi) sẽ cố gắng chỉnh sửa lại bản thảo để rồi (1) thấy bản thảo vẫn dở tệ và chấp nhận bỏ cuộc thực sự, hoặc (2) chỉnh lại những chỗ bị lỗi mặc cho phải bỏ ra hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm trời chỉ để được một bản thảo "hoàn hảo!

Đừng làm thế! Hãy nhanh chóng hoàn thành xong những gì bạn đã bắt tay vào làm! Soạn cho xong bản thảo, chỉnh sửa, viết lại, trau chuốt, đánh bóng câu văn thật nhanh và cứ thế gửi bản thảo đi!

Đó chính là chìa khoá dẫn đến thành công: đừng chờ đợi đến khi mọi thứ bạn viết thật hoàn hảo.

John Ruskin từng nói: "Chẳng có tác phẩm nào thật sự hoàn hảo cả. Nếu đòi hỏi tác phẩm của mình phải thật hoàn hảo, có lẽ anh đã hiểu sai về mục đích của nghệ thuật." Tính cầu toàn chính là kẻ thù. Hãy hoàn thành thật nhanh bản thảo này để chuyển sang dự án khác. Đừng chần chừ, tính cầu toàn sẽ giữ chân bạn, cản lối bạn tiến đến mục tiêu đã đặt ra. Hãy hướng đến mục tiêu ấy, đừng hướng đến sự hoàn hão.

Cứ viết thật nhiều vào, câu văn rồi sẽ mượt mà, trôi chảy và bóng bẩy hơn, Lượng át sẽ sinh ra chất. Ray Bradbury viết đến 2.000 câu chuyện chỉ để 200 trong số chúng trở thành những tác phẩm kinh điển. Nhiều tác giả phải viết đến sáu cuốn sách chỉ để nhà xuất bản chọn được hai cuốn dạng xuất bản. Đừng vội đánh giá đứa con tinh thần của mình trong thời kỳ thai nghén. Hãy cứ viết và viết!

Nhưng tôi xin nhắc lại, điều đó không có nghĩa là bạn muốn viết vớ vẫn thế nào cũng được. Hãy thảo ra những đoạn văn cuốn hút, hấp dẫn, hãy chấp bút cho những tuyệt tác có khả năng Thôi miên bằng ngôn từ.

Chuyện là nhiều tác giả vì suy nghĩ này mà cứ mãi trăn trở với đứa con tinh thần của mình. Tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên chỉnh sửa bản thảo trong phần tới đây. Hãy theo những bước đó mà trau chuốt lại bản thảo của bạn và trao đứa con tinh thần cho nhà xuất bản càng nhanh càng tốt. Đừng thai nghén mãi! Đứa con ấy sẽ không bao giờ hoàn hảo được đâu!

Có lẽ khó nghe nhưng thực tế là thế này: Biên tập viên chắc chắn sẽ vạch ra được “chỗ sai" của bạn mà sửa thôi. Vị biên tập ấy sẽ thay từ đổi câu; thêm một chút ở đoạn này, xoá luôn đoạn kia, hoặc tệ hơn, đổi cả tên tác phẩm. Dù cho bao công sức bạn bỏ ra, bao nhiêu tiếng đóng hồ trằn trọc nhìn màn hình máy tính, tên biên tập viên kia sẽ tìm ra được những chỗ "đáng sửa và "phẫu thuật thẩm mỹ" cho đứa con tinh thần của bạn. Tin tôi đi. H. G. Wells chẳng phải đã từng nói như thế này sao: "Không có niềm vui nào hân hoan hơn niềm vui sửa bản thảo của kẻ khác."

Lạ một điều rằng các độc giả sẽ chẳng thể phát hiện được biên tập viên đã sửa chỗ nào trong bản thảo cả! Có lần kia tôi gửi một bài đánh giá sản phẩm cho một tờ báo lớn. Tôi nhớ mình đã đánh bóng từng câu từng chữ một, đảm bảo rằng bản thảo không hề tì vết. Nhưng bất ngờ thay, khi bài phản hồi được đăng thì hỡi ôi, hai đoạn văn cuối đã không cánh mà bay hai đoạn luôn đấy! Tôi những tưởng nếu thiếu hai đoạn ấy, bài viết của mình sẽ chỉ là phế phẩm. Song, hình như chẳng độc giả nào nghĩ thế - ngoại trừ tôi.

Khi bạn viết bất cứ thứ gì với mục đích trưng ra cho công chúng xem, dù có là thư chào hàng hay là một bài quảng cáo đi chăng nữa, sẽ có người chỉ trích lối hành văn của bạn. 

Một lần nọ khi tôi được thuê viết một thư chào hàng, nhiều độc giả đã gửi phản hồi yêu cầu tôi phải chỉnh chỗ này, sửa chỗ kia. Một vị đã cất công dùng bút dạ tô toàn bộ các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và yêu cầu "TÔI" phải bỏ chúng đi. Một lần khác khi tôi viết bài quảng cáo cho khách hàng, nhiều người cho rằng lối hành văn này sao mà bình dân quá, trong khi nhiều kẻ khác lại nói câu từ của tôi chưa được bình dân, "đời thường" cho lắm.

Các bạn còn nhớ thư chào hàng Thoughtline của tôi chứ! Dù đã viết đi viết lại bản thảo một trăm lần có lẻ, dường như ấn phẩm cuối cùng vẫn còn vấn đề. Chỉ mới hôm kia thôi, tôi nhận được phản hồi về bài viết.

Độc giả giấu tên từ tốn" khuyên rằng: "Thật tồi tệ, những bài viết thế này sẽ làm dân chúng ngày càng thêm dốt chữ và lười động não hơn mà thôi. Tôi kính mong ngài hãy dùng trí lực của mình cho những việc khác giúp ích cho xã hội hơn!"

Vậy thì thế nào là một bài viết "hoàn hảo”?

Tôi cũng chẳng biết nữa. Bản thảo tôi cho là hoàn hão rồi cũng sẽ như bài tập làm văn của trẻ lớp một trong mắt người khác. Tôi chỉ biết mình cần phải làm đúng công việc của một nhà văn: viết thật thuần thục và chuẩn xác, cố gắng chỉnh sửa trong khả năng. sau đó chấp nhận để đứa con tinh thần của mình ra mắt công chúng và sẳn sàng đón nhận phê bình.

Chính nhờ những phản hồi từ người đọc, chứ không phải từ những lần tự chỉnh sửa bản thảo, ta mới học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích hơn. Phản hồi sẽ vẽ ra cho ta hướng đi đúng đắn; ngồi sửa lại chỉ tổ khiến ta mõi tay hơn. Xin đính chính một lần nữa, tôi không khuyên bạn nên viết theo kiểu dở tệ, chấp vá và không "có tâm" (mặc dù đúng là vài bài viết tệ hại vẫn được phát hành tràn lan). Ý tôi đơn giản chỉ là: Đừng để tính cấu toàn cản bước bạn tiến đến mục tiêu. Hãy hoàn thành bản thảo, chỉnh sửa trong khả năng, rồi tự tin gửi bản thảo đi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét