LỜI TÁC GIẢ
Năm 1949, ở tuổi lên ba, tôi nắm
chặt gấu váy mẹ, cùng cha mẹ và hai em trai chạy cắt ngang qua một đường băng
trên sân bay dân dụng Thượng Hải. Trong tiếng bom rên, chúng tôi lên chuyến máy
bay cuối cùng rời khỏi Trung Quốc.
Từ cuộc sống giàu sang quyền thế,
gia đình tôi rơi xuống hoàn cảnh của một trong hàng triệu gia đình người nhập
cư vô danh chạy trốn khỏi Đại lục để đến Đài Loan. Tất cả những tài sản mà
chúng tôi có thể giữ được trong tay lúc nguy cấp-nằm trong những chiếc va li mà
cha mẹ tôi mang theo.
Năm 1969, ở tuổi 22, tôi rời Đài
Loan để bắt đầu một cuộc sống mới ở nước Mỹ. Một lần nữa, tôi trở thành một kẻ
nhập cư vô danh tiểu tốt, đến Los Angeles với hai chiếc va li đựng số tài sản
ít ỏi mà tôi có thể mang theo gồm: một ít quần áo tự may, một vài vật dụng cá
nhân và hai quyển sách.
Lúc đó, tôi đã đọc qua hàng trăm
cuốn sách và tôi có rất nhiều sách, nhưng tôi chỉ mang theo sang Mỹ hai quyển:
Binh pháp Tôn Tử và một tập sách mỏng bìa đen của Lý Tôn Ngô có tên là Hậu Hắc
Học.
Binh pháp là một cuốn sách cổ về mưu
lược (của Trung Quốc), đã khá nổi tiếng ở phương Tây. Còn Hậu Hắc Học là mộc
tác phẩm khá mới, hầu như chưa được biết đến ở ngoài Trung Quốc.
Mặc dù tôi không thể nói chính xác
tại sao tôi lại mang theo Hậu Hắc Học, nhưng lúc đó tôi đã có một trực cảm mạnh
mẽ là nó sẽ rất quan trọng. Trong nguyên bản, nó là một cuốn sách viết lộn xộn
khó đọc. Văn phong của Lý Tôn Ngô rất khó hiểu. Lập luận của ông có nhiều thay
đổi bất ngờ theo trực giác mà tôi không theo kịp. Nhưng sau khi đọc xong Hậu
Hắc Học lần đầu tiên, tôi đã biết nó chứa đựng một điều gì đó rất có giá trị.
Trong hai mươi năm qua, tôi đã nhiều lần đọc lại quyển sách này mà không rõ tại
sao mình lại làm vậy, ngoại trừ một nỗi day dứt mạnh mẽ rằng nó chứa lời giải
cho một bài toán mà tôi đang cố giải. Nó đã hình thành nên cách nghĩ của tôi
hiện nay về tất cả những trải nghiệm trong cuộc đời mình. Mặc dù đã để lại ở
Đài Loan nhiều sách quý, nhưng khi sang Mỹ, tôi cũng kịp mang theo bên mình
cuốn sách vô giá của Lý Tôn Ngô.
Lý Tôn Ngô phổ biến tư tưởng của
mình lần đầu tiên vào năm 1911, một năm của những hỗn độn và đổi thay sâu sắc ở
Trung Quốc. Đó chính là năm nhà Thanh sụp đổ, vương triều cuối cùng trong chuỗi
các triều đại phong kiến kể từ thời điểm bắt đầu của nền văn minh nhân loại.
Hậu Hắc Học chưa bao giờ được dịch
hay xuất bản ở ngoài nước Trung Quốc. Ngay tại Trung Quốc, những thảo luận
thẳng thắn của Lý Tôn Ngô về việc vận dụng sự tàn nhẫn và đạo đức giả đã làm
phật ý nặng nề một số thành phần - những kẻ tàn nhẫn và đạo đức giả - đến nỗi
cuốn sách bị cấm lưu hành ngay sau khi xuất bản.
Ngay cả dù Hậu Hắc Học được dịch một
cách đáng tin cậy thì nó cũng rất khó hiểu đối với những ai không phải là người
Trung Quốc. Tiếng Hoa là một ngôn ngữ có tính hàm súc cao. Các thành tố cấu
thành ngôn ngữ này là những ngữ đoạn gồm ba hay bốn từ diễn tả những ý nghĩa
khác xa so với nghĩa đen của những từ cấu tạo nên chúng - khá giống với các
thành ngữ trong tiếng Anh. Các ý nghĩa đó có nguồn gốc từ lịch sử, từ văn
chương cổ, từ truyện dân gian và từ nhiều nguồn khác. Như thế, chỉ với vài từ,
nhà văn Trung Quốc có thể diễn tả một ý tưởng rất phức tạp bằng sự kết hợp khéo
léo những điển tích này. Những người nước ngoài được cho là thông thạo tiếng
Hoa nếu không hiểu rõ văn hóa Trung Quốc, thì thường hiểu nghĩa của từ theo
nghĩa đen, chứ không biết được những tầng lớp ý nghĩa ngụ ý một cách tinh tế
trong đó.
Trong tác phẩm của Lý Tôn Ngô, khó
khăn thậm chí còn gấp nhiều lần. Văn phong lộn xộn của Lý Tôn Ngô khó hiểu ngay
cả đối với những người trí thức Trung Quốc. Ông viết những mẩu chuyện trào
phúng ngắn gọn, rời rạc, tưởng như vô ý nghĩa đối với những ai không am tường
về văn học Trung Quốc.
Giữ nguyên tác, Hậu Hắc Học cha Lý
Tôn Ngô không mấy hữu ích cho người phương Tây. Nhưng tôi luôn cảm thấy cái
nhìn xác thực, dù quá thẳng thừng của ông, về thế giới, là phần cốt tủy trong
triết lý của ông, và sẽ rất quan trọng cho những ai khao khát làm chủ được cuộc
đời mình. Tôi gọi cái nhìn này, thái độ này, phần cốt tủy này ngắn gọn là Mặt Dày Tâm Đen. Mọi người thường mất khoảng ba năm nỗ
lực để tinh thông cách vận dụng tư tưởng của Lý Tôn Ngô. Tư tưởng của ông đã
lọc sáng trong tôi, giúp tôi hiểu sâu mối liên hệ giữa hiện thực vô cùng phong
phú của cuộc sống hàng ngày với lý luận Mặt Dày, TâmĐen trong suốt hai mươi năm qua.
Trong quá trình tìm tòi của mình,
tôi khám phá ra có hai mức độ hiểu. Mức độ thứ nhất, cách hiểu thông thường học
các phương pháp và cách thực hành để bạn có thể đạt được điều mình muốn bằng
cách áp đặt ý muốn của bạn lên người khác, và mức độ thứ hai cách hiểu sâu sắc:
Mặt Dày, Tâm Đen là trạng thái tinh thần tự
nhiên và chính đáng của tâm hồn bạn. Lớn lên ở Trung Quốc, tôi bị ảnh hưởng
nhiều bởi đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng, mặc dù tôi là người Thiên Chúa giáo.
Các nguyên tắc của những tôn giáo này đã thấm sâu vào văn hóa Trung Quốc đến
mức không cần phải chính thức tụ tập theo những tôn giáo đó mới bị chúng ảnh
hưởng. Quá trình tìm kiếm sự hiểu biết đã liên tục đưa tôi đi khắp nơi trên thế
giới. Tôi đã nghiên cứu kinh sách Hindu và những bí tích Thiên Chúa giáo. Có
thời kì tôi đã từ bỏ công việc kinh doanh rất thành công ở Los Angeles và
chuyển tới vùng núi hẻo lánh ở Oregon Cascades để thiền và tự vấn lương tâm của
mình trong một thời gian dài.
Khi tầm nhận thức của tôi mở rộng
ra, tôi trở lại với cội rễ Trung Hoa của mình bằng một lời tư duy tiếp cận mới.
Tôi nhìn lại đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng và một nhánh của chúng ở Nhật Bản:
Thiền tông, càng lúc tôi càng thấy rõ ràng những tôn giáo và tư tưởng khác nhau
này có chung nguyên lí trung tâm và nếu tôi có thể hiểu, rút ra nguyên lí này
thì nó sẽ cho tôi sức mạnh và khả năng làm chủ cuộc đời của chính mình - điều
mà tôi đang tìm kiếm. Trong quá trình nỗ lực tìm kiếm nguyên lí này, tôi thường
xuyên trở lại với triết lý Lý Tôn Ngô và cụm từ Mặt Dày, Tâm Đen.
Mặc dù tôi không hẳn tin rằng vào
thời điểm viết Hậu Hắc Học, bản thân Lý Tôn Ngô đã nhận thức một cách rõ ràng
toàn bộ chiều rộng và chiều sâu của chủ đề mà ông viết, nhưng tôi hiểu rằng giá
trị tác phẩm của ông nằm ở chỗ ông đã mạnh mẻ khái quát lên diện mạo trần tục
của một nguyên lí trước đó luôn được thảo luận bằng những thuật ngữ tôn giáo
hay triết học trừu tượng
Trong nhiều năm, tôi đã cố gắng viết
về Hậu Hắc Học nhưng không thành. Cuối cùng, tôi đã quay đi và viết hai cuốn
sách đầu tiên của mình, The Chinese Mind Game và The Asian Mind Game. Bây giờ,
cuối cùng tôi có thể viết tiếp cuốn Thick face, black heart (tức cuốn Mặt Dày, Tâm Đen mà các
bạn đang cầm trên tay). Các ý tưởng tôi trình bày là ý tưởng của chính tôi,
nhưng tôi muốn xác nhận món nợ đối với ông Lý. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi
không phải là bản dịch tác phẩm của ông Lý. Đối với tôi, cuốn sách của ông
không phải là một nguồn kiến thức, mà là cách nhìn nhận mọi việc, là điểm khởi
đầu để phát triển những suy nghĩ của chính tôi và là một hòn đá thử vàng để
kiểm tra các ý tưởng và kinh nghiệm mới. Kết quả của sự tìm tòi của tôi từ cuốn
sách này, bạn có thể nhận được ích lợi tức khắc từ kiến thức của Mặt Dày Tàm Đen như là một viên thuốc mạnh và hữu
hiệu. Kiến thức chứa đựng trong cuốn sách này sẽ phản chiếu những kinh nghiệm
sống của chính bạn, vốn dĩ quen thuộc nhưng bạn không biết cách diễn tả. Nhờ
các ý tưởng kì diệu trong cuốn sách này, một sự khai sáng có thể xảy ra tức
thời trong nhận thức của bạn.
Dứt thánh, bỏ
trí, dân lợi gấp trăm.
Dứt nhân, bỏ
nghĩa, dân lại hiểu từ.
Dứt (trí) xảo,
bỏ lợi, không có trộm giặc.
LÃO TỬ, ĐẠO ĐỨC
KINH
CHIN-NING CHU
0 nhận xét:
Đăng nhận xét