Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG

MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG

https://shorten.asia/555qbXhX
Chương Thứ Nhất

Sống

NGƯỜI TA là con vật thông minh nhất trên đời: chuyện trên trời dưới đất, chuyện bên Đông bên Tây, chuyện xưa chuyện nay, chuyện ông này bà nọ, chuyện tư chuyện công... không việc nào là không tò mò xem xét đến. Ta khảo cổ luận kim, suốt đời cặm cụi tìm nghĩa lý từng chữ một của cổ nhân, cãi nhau vanh vách... Thật không có một việc gì thoát khỏi sự tò mò của ta.

Thế nhưng, cái điều quan trọng nhất của đời ta, cái sống của ta đây, không được mấy ai để ý đến.
Ôi! Kẻ nói câu: "Người là con vật chí ngu", không phải là không có lý do vậy.
Trang Tử nói: “Hạng ta gọi là thông tai, không phải là thông tai nghe rõ cái ngoài đâu, mà là thông tai nghe rõ nơi mình. Hạng ta gọi là sáng mắt, không phải sáng mắt thấy cái ngoài mình đâu, mà là sáng mắt thấy cái nơi mình. Kẻ chẳng thấy mình mà thấy cái ngoài mình, chẳng được cái trong mình mà được cái ngoài mình, ấy là kẻ được cái được của người mà chẳng được cái được của mình, thích cái thích của người, mà chẳng thích cái thích của mình.. Ấy đều là hạng ngu si mê muội cả."
SỐNG!
Ai là người không sống? Vậy chứ còn thấy, còn nghe, còn ăn còn uống, còn ham muốn, còn cảm giác... là chết hay sao mà lại bảo... đi tìm cái sống?
Hỏi thế là vì ta chưa để ý phân biệt sự "có đây’’ và "có sống’’ là hai lẽ khác nhau xa.
"Có đây", là chỉ có tai, có mắt, có mũi cùng óc suy nghĩ, lòng cảm giác như ai, nhưng có tai mà không biết nghe, chỉ nghe theo cái nghe của người, nghe theo thành kiến; có mắt mà không biết xem, chỉ xem theo cái xem của kẻ khác; có mùi mà không biết thở, chỉ thở theo cái thở của kẻ khác; có ác mà không biết suy, chỉ suy theo cái suy của kẻ khác; có tâm mà không biết cảm, chỉ cảm theo cái cảm của kẻ khác... Thế thì, " có đây’’ không phải luôn luôn là "có sống’’.
Phần đông thiên hạ ngày nay chỉ biết mình "có đây" là đủ, không quan tâm đến coi mình "có sống" hay "chưa có sống".
Sống, có hai nghĩa: sống cái sống của mình và sống theo cái sống của kẻ khác.
Sống theo mình là "có sống".
Sống theo kẻ khác, chưa phải sống.
Nhưng, sống theo mình, người ta lại sống lắm theo cái không phải mình, mà là sống theo cái "ta" kết tinh của hoàn cảnh xã hội mà mình nhận lầm là mình. Cái đó, tôi tạm gọi là cái Phi Ngã, nghĩa là cái ngã ở ngoài ta, cái không phải ta. Đó là chưa nói đến cái bản ngã mà nhà Phật thường gọi là ngã chấp, nghĩa là thấy ta là khác.
Phi Ngã, không phải là ta. Nó chỉ là cái sản phẩm của hoàn cảnh mà ta nhận lầm là ta. Những cảm giác, tư tưởng, dục vọng của ta phần nhiều do mối kích động của giác quan đối với ngoại giới mà có. Thân thế, giác cảm, nhận thức, tư tưởng đến cả ý thức của mình nữa, hợp lại thành Phi Ngã. Phi Ngã chỉ là phản ánh trung thành của ngoại cảnh. Hoàn cảnh thế nào, ta như thế ấy, như bóng với hình. Nó là kết tinh của hoàn cảnh, xã hội, chế độ, luân lý, học thuyết, tôn giáo, dư luận, phong tục, sách vở... Cái "ta" ấy không phải là ta mà là cái "ta xã hội" nơi ta.
Sống theo mình, mà sống theo cái Phi Ngã của ta tức là sống theo kẻ khác, sống theo ngoại vật, cũng chưa phải là sống…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét