LÒNG TỐT CỦA BẠN CẦN THÊM ĐÔI PHẦN SẮC SẢO
THAY VÌ SÁNG
SUỐT GIỮ MÌNH, CHỈ BẰNG TỎ RÕ
LẬP TRƯỜNG
Vấn đề nằm ở
chỗ, chúng ta dần dần đã lẫn lộn ranh giới giữa “ sáng
suốt giữ mình và hèn nhát ".
Tôi thường nghĩ, chúng ta sống trong
xã hội loài người nên buộc phải hao công tổn sức giải quyết những vấn đề trong
quan hệ giữa người với người.
Đúng ra giao tiếp là để xóa bỏ
khoảng cách, thấu hiểu nhau hơn, bù đắp chỗ thiếu hụt của mỗi cá nhân thông qua
hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh đến mức tối đa.Thế nhưng thực tế chúng ta lại
thấy toàn sự trách móc lẫn nhau hoặc chướng ngại do con người dựng nên. Có
những người dường như chẳng bao giờ biết đặt mình vào vị trí kẻ khác, không hề
chú ý đến việc lời nói của mình thật ra chỉ khiến kẻ xấu càng thêm táo tợn. Còn
người tốt thì chọn cách nhắm mắt làm ngơ để được yên thân, ép tốt bụng trở
thành hèn nhát.
Thế là, chúng ta thường đối mặt với
hiện tượng cả đám người tốt bắt nạt một người tốt khác, những người tốt khác
lại tỉnh bơ ngồi xem.
Ví như quan hệ căng thẳng giữa thầy
thuốc và bệnh nhân khiến rất nhiều bác sĩ tử tế dành chọn cách làm it sai ít
khi chữa bệnh thì sợ bóng sợ gió, không nâng cao được trình độ, kết quả cuối
cùng chính là: không có lợi cho việc cứu chữa bệnh nhân kịp thời.
Một thời gian trước, tôi đọc được
một bài viết về chứng trầm cảm sau sinh trên mạng. Người đăng bài kể về bi kịch
của một sản phụ mắc chứng trầm cảm giết con rồi tuyệt vọng tự sát. Khi đọc, tâm
trạng tôi vô cùng nặng nề. Sau đó tôi thấy có rất nhiều người bình luận bên
dưới, trong đó lăn cả những lời trách mạng vô nghĩa.
Có người bảo: "Chàng phải chỉ
là sinh con thôi sao, lắm chuyện thế? Hồi xưa tôi đẻ tọt cái là ra, còn chả kịp
thấy gì."
Người lại trách sản phụ tự sát có
vấn đề về tâm lý vì bản thân cô ta trước đây khi sinh con thấy hoàn toàn vui
vẻ.
Đứng trước những người này và bình
luận của họ, tôi thật sự cạn lời, lẽ ra chủ đề cần thảo luận là nên chú ý đến
những trầm cảm trước hoặc sau sinh, hướng mọi người quan tâm tới nhóm đối tượng
này. Nào ngờ lại dẫn đến cả đám người dùng cái đúng của mình để chứng
minh" cái sai của sản phụ kia, có lẽ họ đúng thật, nhưng thái độ thờ ơ
trước mạng sống con người thể hiện qua chuyện này lại là cái ác lớn nhất trong
nhân tính .
Từ đó tôi còn nhìn thấy điều xót xa
hơn.
Đầu tiên, không thể võ đoán rằng
những người này bản tính xấu xa, không phải người tốt, chỉ là có lẽ không thể
thấu hiểu cảm nhận của người khác. Mỗi người một cảnh, những khó khăn và thương
tổn mà sản phụ kia từng trải qua trong cuộc sống. Có lẽ không phải chuyện to
tát đối với chủ nhân của những bình luận này vì thế họ suy ra nếu chuyện tương
tự xảy đến với bạn thân, cũng không gây ra tổn thương thực chất nào đáng kể,
cho nên họ không thể cảm thông được.
Thế là, họ vô tư bình luận:
"Tôi cũng đã trải qua những chuyện đó mà, đâu có khó khăn thế!” “Chúng tôi
cũng từng cảm thấy thế, làm gì đau đớn vậy!” Họ chỉ chịu tin vào cảm nhận của
bản thân, nếu người khác không cảm nhận giống họ mà phản ứng mạnh hơn, họ liền
cho rằng người ta có vấn đề, quá yếu đuối, cho rằng người ta dở hơi.
Lẽ ra tôi định bình luận vài lời,
rằng điều chúng ta nên quan tâm là hiện tượng trầm cảm sau sinh, chứ không phải
ngang ngược trách mắng người mắc chứng trầm cảm sau sinh, nhưng nghĩ đến sự cực
đoan và cố chấp của những người đó, cảm thấy nói nhiều cũng làm ích, tôi bèn bỏ
cuộc.
Thông qua chuyện này, tôi cũng ngẫm
lại, vì sao trong cuộc sống mỗi người chúng ta luôn gặp phải những bế tắc âm
thầm mãi không thể giải quyết dứt điểm.
Theo lý mà nói, xưa nay trí tuệ của
người Trung Quốc không thua kém các chủng tộc khác, nhưng khó tránh vàng thau
lẫn lộn, ở một số người ngoài bản tính cần cù tháo vát, tốt bụng bao dung mà
trước giờ chúng ta lấy làm tự hào, không khó để nhận ra trong trí tuệ sinh tồn
của họ con lẫn cả những ý để trục lợi, triết học con buôn. Chẳng hạn "giấu
tài ”, đây vốn là một từ ngữ trí tuệ biết mấy, nhưng hiện nay đã trở thành từ
đồng nghĩa với chủ nghĩa yếm thế khi nên gầm lên giận dữ không gầm lên giận dữ,
khi cần ra tay không ra tay.
Tôi cũng là một người như vậy, cho
nên rõ ràng đọc được những bình luận sai trái trong bài viết kia, nhưng cuối
cùng vẫn chọn cách tránh voi chẳng xấu mặt nào, không dám dõng dạc bày tỏ lập
trường của mình.
Từ xưa đến nay, phàm là nơi đông
người đều phổ biến tình trạng đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt. Kết quả thường
là, kẻ bất cần quy tắc thì hoành hành ngang ngược, còn người tốt bụng thật sự
lại không thể lên tiếng. Vì thế lên tiếng, bất kể đúng sai đều sẽ bị đám người
kia bài trừ.
Chúng ta lựa chọn theo lợi tránh hại
để sinh tồn vốn không sai, vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta dần dần đã lẫn lộn ranh
giới giữa "sáng suốt giữ mình” và “hèn nhát”. Chẳng hạn, thấy nữ tài xế bị
một gã đàn ông đánh đập thô bạo trên phố, là người qua đường, bạn sẽ làm thế
nào? Thấy đứa bé bị bạn học vây đánh, là người qua đường, bạn sẽ làm thế nào?
Tuy khi được hỏi, chúng ta có thể dễ
dàng đặt mình vào tình cảnh ấy để hình dung phản ứng cảm xúc và phản ứng sinh
lý của bản thân, sau đó đưa ra câu trả lời nghiêng về tiêu chuẩn đạo đức. Nhưng
sự thực là, hầu hết mọi người đều vờ như không thấy. Lúc chưa gặp chuyện thì
chẳng sao, song một khi đích thân đối mặt có lẽ tất cả “tiết tháo ” đều sẽ tan
tác tả tơi.
Không phải tất cả những người tốt
bụng đều chịu được thử thách của áp lực, giống như trong phim truyền hình kẻ
phản bội thường nói: " Tuy tôi đánh mất danh dự, nhưng rốt cuộc tôi vẫn
sống. (Còn liệt sĩ thì nói: Tuy tôi chết, nhưng tôi vẫn giữ được danh dự.)
Nếu chỉ bo bo giữ mình thì đừng
trách trong mắt người khác bạn dần đánh mất “lập trường" , “Mr . Nice”,
“dễ tính” có lẽ sẽ là lời khen người xung quanh dành cho bạn. Vốn dĩ bạn cảm
thấy như thế cũng không xoàng, nhưng nếu một ngày kia, bạn được biết người phụ
nữ bị hành hung đó là vợ bạn, đứa bé bị vây đánh là con trai bạn, liệu bạn có
còn muốn bưng mắt bịt tai nữa hay không? Liệu bạn có hy vọng những “Mr . Nice”
kiểu này trong xã hội giảm bớt hay không?
Tôi tin rằng, chắc chắn trong lòng mỗi người đều
có một bản thân bị đè nén, bản thân ấy nhất định đang khao khát: làm việc chỉ
mong không thẹn với lòng. Bàn đúng sai, không bàn lợi hại; bàn thuận nghịch,
không bàn thành bại; bàn cả đời, không bàn một lúc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét